Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Mãng Cầu Bảy Núi

Mùa Mãng Cầu Bảy Núi
Ngày đăng: 19/08/2014

Bước vào mùa mưa, cũng là lúc người dân Bảy Núi (An Giang) tất bật thu hoạch mãng cầu (na) từ trên núi để tiêu thụ.

Những vườn mãng cầu trĩu quả mang vị ngọt tự nhiên đã giúp cho hàng trăm nông dân nơi đây có nguồn thu nhập ổn định.

Những ngày này, chạy dọc theo con lộ từ Chi Lăng đến hương lộ 17, chúng ta dễ bắt gặp những giỏ mãng cầu (na) đầy ắp xếp thành từng đống hai bên đường chờ bán cho du khách. Mãng cầu trồng ở vùng Bảy Núi tuy trái không to, không đẹp nhưng lại rất thơm ngọt vì không sử dụng phân bón, thuốc BVTV, lại trồng trên núi, được xem là loại trái cây sạch ở vùng này.

Chính vì vậy, mãng cầu được tiêu thụ mạnh trong và ngoài tỉnh, thậm chí còn XK sang Campuchia với số lượng lớn. Ông Bùi Văn Thông ở ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên có 3 ha trồng rừng xen mãng cầu ta cho biết, mãng cầu rất thích hợp với vùng đất núi. Dễ trồng, ít công chăm sóc lại nhẹ chi phí đầu tư. Từ khi trồng khoảng 2 năm sau sẽ cho thu hoạch trái. Bình quân sản lượng trái từ 20 – 30 kg/cây (4 năm tuổi).

Còn ông Huỳnh Văn Xem, có 7 công mãng cầu trồng dưới tán rừng cho biết thêm: Mãng cầu trồng có thể cho thu hoạch trái trên 20 năm. Khi mùa mưa đến cũng là lúc mãng cầu bắt đầu thay lá, ra bông và cho thu hoạch sau 3 tháng.

Chi phí đầu tư phân bón (nếu có) cho cây mãng cầu ta cũng không cao, khoảng 300.000 đ/công nên đây được xem là loại cây ăn trái dễ trồng đối với nông dân vùng này. Bình quân mỗi ha mãng cầu cho thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/năm.

Mùa mãng cầu Bảy Núi thường bắt đầu từ tháng 6 và chấm dứt vào cuối tháng 7 âm lịch. Ông Xích Sóc Khanh, thương lái ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết: Mãng cầu ngoài bán tại chỗ còn xuất sang Campuchia và chuyển về bán tại các tỉnh ĐBSCL. Hiện giá thu mua tại vườn từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, lúc cuối vụ tăng lên 17.000 đồng/kg. Thường thì nhà vườn cứ 3 ngày thu hoạch trái một lần.

Ông Trần Văn Dũng, phó trưởng ấp Tà Lọt, xã An Hảo (Tịnh Biên) khẳng định: Hiện tại, mãng cầu được xem là cây giảm nghèo nên nhiều bà con đang bắt đầu trồng mới trên diện tích bị chết trước đây. Mãng cầu chủ yếu được trồng xen dưới tán rừng, bằng cách cho cây phát triển tự nhiên không cần đầu tư phân bón, thuốc BVTV…, cứ mùa mưa đến cây tự thay lá, ra bông và cho trái.

Bởi thế, ở các khu vực dưới chân Núi Cấm, Núi Dài thuộc xã Lê Trì, hầu hết các hộ dân đều trồng mãng cầu. Trong đó, riêng ấp Tà Lọt có khoảng 100 hộ. Tuy nhiên, gần đây diện tích mãng cầu giảm do các loại cây ăn trái khác như xoài phát triển mạnh đã lấn áp mãng cầu.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tịnh Biên, ngoài chính vụ, mãng cầu ta còn cho trái nghịch vụ vào các tháng khác trong năm, bằng cách áp dụng một số phương pháp, như: Xịt thuốc cho mãng cầu ta rụng lá, sau đó tưới nhiều nước cho cây, cây sẽ ra lá non, hoa và cho trái. Thường nghịch vụ mãng cầu có giá, nhà vườn thu nhập cao.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay của nông dân là việc chủ động nguồn nước tưới, bởi vùng Bảy Núi lượng mưa ít ỏi.


Có thể bạn quan tâm

Tập Đoàn Cao Su Lỗ Đề Nghị Lấy Vốn Nhà Nước Giải Quyết? Tập Đoàn Cao Su Lỗ Đề Nghị Lấy Vốn Nhà Nước Giải Quyết?

Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.

07/11/2014
Sản Xuất Vụ Đông Ở Định Hóa Những Chuyển Biến Tích Cực Sản Xuất Vụ Đông Ở Định Hóa Những Chuyển Biến Tích Cực

Tuy không phải vụ chính nhưng sản xuất cây vụ đông ở huyện Định Hóa những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi tư duy sản xuất của bà con với việc mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất...

07/11/2014
Để Đứng Vững Trong TPP Mạnh Dạn Đi Vào Chế Biến Thực Phẩm Để Đứng Vững Trong TPP Mạnh Dạn Đi Vào Chế Biến Thực Phẩm

Tuy tiềm lực không thể so sánh với các Cty có vốn ngoại, nhưng một số Cty chăn nuôi có vốn nội cũng đã và đang mạnh dạn phát triển theo hướng trở thành một Cty thực phẩm, khép kín từ đầu vào, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Một ví dụ điển hình là Cty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood).

07/11/2014
Bình Quân Tiêu Chí Nông Thôn Mới Tăng 8,9 Tiêu Chí/xã Bình Quân Tiêu Chí Nông Thôn Mới Tăng 8,9 Tiêu Chí/xã

Với 20 xã nông thôn, đến hết tháng 10, bình quân tiêu chí của huyện đã đạt 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,9 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đây là mức tăng mạnh không chỉ với Thái Nguyên mà còn với nhiều địa phương khác của các tỉnh trung miền núi phía Bắc (bình quân tiêu chí của các địa phương trong vùng chỉ tăng từ 5-6 tiêu chí).

07/11/2014
Cá Hú Thương Phẩm Tiêu Thụ Mạnh Cá Hú Thương Phẩm Tiêu Thụ Mạnh

Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.

07/11/2014