Mua Hết Mía Trước Khi Lũ Về
Điều vui mừng hơn, ngoài kế hoạch thu mua, sản xuất thông thoáng, thì toàn bộ diện tích mía đã được các nhà máy ký kết, bao tiêu đảm bảo đầu ra.Ông Nguyễn Hoàng Ngoan- Phó Tổng Giám đốc Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết, là một trong 2 nhà máy bao tiêu, thu mua mía tại Hậu Giang cam kết sẽ thu mua hết diện tích mía trước khi lũ tràn về với giá cả hợp lý tương ứng chữ đường nhằm có lợi nhất cho nông dân.
Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.
So với thời điểm đỉnh lũ, toàn bộ diện tích mía trồng ở vùng trũng, ngập lũ sẽ thu hoạch và thu mua dứt điểm trước khi lũ về, bà con không còn sợ thu hoạch mía chạy lũ, thiếu người mua như trước đây.
Điều vui mừng hơn, ngoài kế hoạch thu mua, sản xuất thông thoáng, thì toàn bộ diện tích mía đã được các nhà máy ký kết, bao tiêu đảm bảo đầu ra. Vụ này, các nhà máy thu mua với giá như sau: Mía 10 chữ đường mua tại cầu cảng nhà máy đường từ 880-905 đ/kg.
Như vậy, nếu so với giá bao tiêu thì Casuco đã mua cao hơn từ 50-75 đ/kg. Trường hợp mía trên 10 chữ đường thì mỗi 1 CCS tăng, sẽ cộng thêm 10 đ/kg và ngược lại, đối với mía dưới 10 chữ đường thì mỗi 1 chữ đường giảm sẽ trừ 7 đ/kg. Đối diện tích mía đã có hợp đồng bao tiêu sẽ thu mua cao hơn 5 đ/kg so với những hộ không có hợp đồng.
Vụ mía 2014-2015, Hậu Giang xuống giống được hơn 12.500 ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh…
Một số diện tích xuống giống sớm, vùng trũng nông dân đã thu hoạch bán cho các nhà máy ép đường chảy, bán nước giải khát.
Có thể bạn quan tâm
Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.
Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.
Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.
Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.
Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.