Mua Hết Mía Trước Khi Lũ Về
Điều vui mừng hơn, ngoài kế hoạch thu mua, sản xuất thông thoáng, thì toàn bộ diện tích mía đã được các nhà máy ký kết, bao tiêu đảm bảo đầu ra.Ông Nguyễn Hoàng Ngoan- Phó Tổng Giám đốc Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết, là một trong 2 nhà máy bao tiêu, thu mua mía tại Hậu Giang cam kết sẽ thu mua hết diện tích mía trước khi lũ tràn về với giá cả hợp lý tương ứng chữ đường nhằm có lợi nhất cho nông dân.
Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.
So với thời điểm đỉnh lũ, toàn bộ diện tích mía trồng ở vùng trũng, ngập lũ sẽ thu hoạch và thu mua dứt điểm trước khi lũ về, bà con không còn sợ thu hoạch mía chạy lũ, thiếu người mua như trước đây.
Điều vui mừng hơn, ngoài kế hoạch thu mua, sản xuất thông thoáng, thì toàn bộ diện tích mía đã được các nhà máy ký kết, bao tiêu đảm bảo đầu ra. Vụ này, các nhà máy thu mua với giá như sau: Mía 10 chữ đường mua tại cầu cảng nhà máy đường từ 880-905 đ/kg.
Như vậy, nếu so với giá bao tiêu thì Casuco đã mua cao hơn từ 50-75 đ/kg. Trường hợp mía trên 10 chữ đường thì mỗi 1 CCS tăng, sẽ cộng thêm 10 đ/kg và ngược lại, đối với mía dưới 10 chữ đường thì mỗi 1 chữ đường giảm sẽ trừ 7 đ/kg. Đối diện tích mía đã có hợp đồng bao tiêu sẽ thu mua cao hơn 5 đ/kg so với những hộ không có hợp đồng.
Vụ mía 2014-2015, Hậu Giang xuống giống được hơn 12.500 ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh…
Một số diện tích xuống giống sớm, vùng trũng nông dân đã thu hoạch bán cho các nhà máy ép đường chảy, bán nước giải khát.
Related news
Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).
Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.
Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.
Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.
Chị Nguyễn Thị Bích Như - một nhà vườn trồng bưởi ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành - phấn khởi: “Nhà tôi trồng gần 50 công bưởi xen canh với cam. Với giá bán cao như hiện nay, gia đình tôi và bà con lối xóm sẽ được đón cái Tết tươm tất sau nhiều năm bưởi rớt giá thê thảm”.