Mùa chem chép

Bờ biển khu phố 2 – Mũi Né (Bình Thuận), thời gian này sôi động hẳn bởi ngày nào cũng có vài chục người cào chem chép sữa, người cân, vô bao, sàn lọc chở đi bán. Một không khí nhộn nhịp giữa những buổi trưa nắng nóng. Gia đình anh Tuấn (Hòa Thắng, Bắc Bình) cũng có mặt, ngày hôm nay anh Tuấn và cha ruột cũng cào được 3 bao chem chép. Mỗi bao gần 90kg, nên thu nhập của 2 cha con cũng được vài trăm ngàn. Tháng này ở Mũi Né nhưng vài tháng nữa, sẽ làm ở Tiến Thành.
Cào chem chép sữa chỉ có một dụng cụ duy nhất, đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng. Đó cũng là cách kiếm sống của ngư dân vào những khi biển trở gió. Tại bờ biển chúng tôi còn thấy có cả những người ở Hòa Đa (Bắc Bình), thanh niên địa phương.
Dọc bờ biển khu phố 2, nhiều nhóm cào chem chép, đóng vào bao tải
Anh Tuấn (Hòa Thắng) với những bao chem chép sữa sau cả buổi chiều làm việc cùng với cha ruột
Đầu nậu (góc trái) thu mua tại chỗ
Dụng cụ để cào chem chép sữa
Related news

Một thanh niên biến ngôi nhà 2 tầng trở thành vườn nấm. Cũng từ ngôi nhà này, anh đã nghiên cứu trồng nấm mối đặc sản...

Nhờ tham gia vào lớp dạy kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm theo hướng cải tiến, nhiều nông dân tại ấp Bàu Vũng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau)

Rất nhiều thanh niên từ bỏ công việc ổn định nơi Thủ đô trở về quê khởi nghiệp trồng rau sạch và thành công, trong đó có anh Nguyễn Thanh Liêm ở Bắc Ninh.

Nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm, giúp nhiều hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Hòa Bình nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nếu đầu tư bài bản, đảm bảo kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh, nuôi thỏ cho lợi nhuận không hề thấp.