MTL372 - Lúa Thơm Cực Ngắn Ngày, Chịu Bệnh
Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh. Gạo phẩm chất ngon hiện nay là tiêu chí hàng đầu phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.
Tẻ thơm là giống lúa có nguồn gốc từ Campuchia, có thời gian sinh trưởng 75 ngày, được sử dụng để lai tạo. Đây là giống lúa thấp cây, có gốc bẹ màu tím đậm, gạo rất thơm khi nấu, nhưng năng suất không cao khi trồng đại trà ở ĐBSCL. Từ tổ hợp lai MTL142 và Tẻ thơm, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL đã cải tiến năng suất giống Tẻ thơm và lai tạo thành công giống lúa MTL372 với tên gốc là L264-1-4-5-2-2. Tổ hợp lai L264 được chọn lọc các thế hệ phân ly tại Đại học Cần Thơ, sau đó gửi đi trắc nghiệm năng suất ở tất cả các tỉnh ĐBSCL từ năm 2004 đến năm 2006.
Với thời gian sinh trưởng trung bình 85 ngày, giống lúa MTL372 luôn cho năng suất cao và thích nghi trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt được ưa chuộng ở hai tỉnh chuyên trồng lúa đặc sản là An Giang và Sóc Trăng. Chiều cao cây giống lúa MTL372 ở mức độ trung bình 85-90 cm rất thích nghi cho các vùng trồng lúa, mức độ nhảy chồi mạnh, không đổ ngã.
Giống lúa MTL372 luôn cho năng suất ổn định qua nhiều mùa vụ, đặc biệt thích hợp trong vụ đông xuân nhờ luôn cho số bông trên đơn vị diện tích cao. Màu lá của giống lúa này xanh nhạt, thân cứng chắc và khỏe giúp cây lúa không đổ ngã, bảo toàn năng suất cuối cùng và giảm thất thoát khi thu hoạch. Đây là loại hình giống mới đáp ứng tốt cho việc cơ giới hóa thu hoạch ở một số vùng chuyên sản xuất lúa như hiện nay.
Thừa hưởng đặc tính ngon cơm từ giống lúa Tẻ thơm, phẩm chất gạo của giống MTL372 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với hạt gạo thon dài 7 mm, gạo trong, độ bóng tốt. Khi nấu, cơm mềm, hàm lượng amylose được xác định từ 18-19%, rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng(Bảng 1). Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng (protein) của giống lúa này rất cao, đạt trung bình 11%. Xay xát đạt tỷ lệ gạo nguyên cao và rất được thương lái ưa chuộng.
Bảng 1: Đặc tính giống lúa MTL372 so với cha mẹ
Đặc tính giống | MTL372 | MTL142 (mẹ) | Tẻ thơm (cha) |
Nguồn gốc | Viện PTĐB -ĐHCT | Viện PTĐB -ĐHCT | Campuchia |
Thời gian sinh trưởng | 90 ngày | 95 ngày | 75 ngày |
Mùa vụ thích hợp | đông xuân, hè thu | đông xuân, hè thu | đông xuân |
Chiều cao cây | 88-90 cm | 86-88 cm | 70 cm |
Số bông/m2 | 334 bông | 332 bông | 262 bông |
Năng suất | 7 tấn/ha | 7 tấn/ha | 5 tấn/ha |
Trọng lượng 1.000 hạt | 25 gam |
|
|
Phẩm chất | Gạo dài 7 mm, gạo trong, mềm cơm | Gạo dài 7,1 mm, ít bạc bụng, cứng cơm | Dạo dài 6,5 mm, cơm mềm |
Tính đổ ngã | Kháng đổ ngã | Kháng đổ ngã | Hơi bị đổ ngã |
Tính kháng sâu bệnh | Kháng cháy lá, kháng rầy nâu | Kháng cháy lá, kháng rầy nâu | Hơi nhiễm rầy nâu, cháy lá |
Thích nghi đất | Thích nghi phù sa, phèn mặn | Thích nghi phù sa, phèn mặn | Không thích nghi |
Giống MTL372 là một giống chống chịu bệnh rất ổn định qua các mùa vụ. Trước tình hình các giống lúa phổ biến hiện nay đều nhiễm bệnh đạo ôn hoặc có tính chống chịu bệnh không ổn định thì giống lúa MTL372 là một lựa chọn hiệu quả nhất để thay thế cho những giống lúa cũ đã nhiễm bệnh. MTL372 rất dễ trồng, thích nghi ở tất cả các vùng đất ở ĐBSCL. Trồng MTL372 để sản xuất nguồn nông sản chất lượng cao, gạo thơm ngon, người nông dân sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao
Có thể bạn quan tâm
Nhiều diện tích lúa chiêm xuân ở miền Bắc đang trong thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, rầy nâu rầy lưng trắng đã phát sinh ở một số giống và chân ruộng với mật độ từ 300 đến 800 con/m2.
Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đoạn của cây lúa; bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá.
- Bón phân đợt 2 sớm (18-20NSS), không đợi cấy dặm xong mới bón. Tác dụng của việc bón phân đợt 2 chủ yếu để nuôi những nhánh đã đẻ trước đó (chủ yếu là 2 ngạnh trê) đủ dinh dưỡng, khỏe, mập, mạnh để sẵn sàng trở thành những chồi cho bông về sau. Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2 sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân lúc các nhánh phụ này có dưới 3 lá sẽ tự chết. Điều này tạo thành ruộng lúa ít có lá ủ (lá chưn), thông thoáng, các nhánh chính thì khỏe, mập, mạnh về sau sẽ cho bông dài, nhiều hạt (bông cái có trên 100 hạt và 2 ngạnh trê có từ 40-60 hạt).
- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. - Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá.
(Tên khoa học: Dicladispa armigera) Thuộc: Họ: Chyrysomelidae Bộ: Coleoptera Đặc điểm hình thái: