Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Một Số Biện Pháp Chống Rét Cho Mạ Và Lúa Sau Khi Cấy

Một Số Biện Pháp Chống Rét Cho Mạ Và Lúa Sau Khi Cấy
Ngày đăng: 30/04/2014

Trong những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thì đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19-2 có thể gây rét đậm, rét hại trên diện rộng trong 3 - 4 ngày tới, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ và lúa sau khi cấy.

Trước tình hình trên, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, nếu những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C thì dừng ngay việc cấy và chăm sóc cho lúa sau khi cấy, đồng thời thực hiện một số biện pháp kỹ thuật đối với từng trà lúa như sau:

1. Với diện tích trà xuân sớm: Tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, Gia Viễn và Tam Điệp, (Ninh Bình) hiện nay lúa đang trong giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, bà con cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt ruộng để tăng cường khả năng chống rét cũng như giúp cho lúa đẻ nhánh tập trung khi thời tiết nắng ấm trở lại.

2. Với diện tích lúa mới cấy: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 2 - 3 cm để lấy nước làm áo giữ ấm chân mạ (tuyệt đối không được để ruộng khô cạn), tăng khả năng chống rét và khi thời tiết nắng ấm trở lại, cây lúa vươn lá mới và ra rễ trắng thì mới tiến hành chăm sóc, bón thúc như bình thường.

3. Với diện tích lúa gieo thẳng: Tiếp tục duy trì nước ở rãnh, đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm, nếu có điều kiện dùng tro bếp, rơm rạ bón đều trên mặt luống để tăng cường khả năng chống rét.

Đối với những diện tích gieo thẳng mà mộng mạ chưa gieo, trong điều kiện thời tiết rét đậm, bà con cần phải hãm mộng mạ, bằng cách rải đều ra nền cứng với độ dầy từ 7 – 10cm để hạn chế sự phát triển của mộng mạ và tranh thủ những lúc buổi trưa trời hửng nắng thì tiến hành gieo.

4. Với những diện tích mạ chưa cấy: Mạ đã được tuổi cấy, sinh trưởng, phát triển bình thường thì tiếp tục duy trì độ ẩm, che phủ nilon kín để giữ ấm cho mạ trong những ngày rét đậm, rét hại.

Còn đối với những diện tích mạ mà sự sinh trưởng, phát triển kém, có biểu hiện lá vàng úa do chúng ta làm sướng mạ mỏng, không đủ dầy, không được bón lót đầy đủ và không được che nilon trong những ngày rét đậm, thì có thể dùng 100 – 200g supe lân pha loãng với nước phân chuồng hoai mục để tưới thường xuyên cho 1 m2 mạ (tuyệt đối không được tưới nước phân đạm) và che phủ nilon kín sẽ giúp cho cây mạ dần phục hồi và khi thời tiết nắng ấm trở lại thì cần đóng mở nilon cho hợp lý, đặc biệt là phải luyện mạ trước khi cấy.

Trong thời gian chờ đợi thời tiết ấm dần trở lại, bà con cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là ruộng chờ mạ, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi cấy.

Khi thời tiết nắng ấm trở lại, nhiệt độ trung bình >15 độ C thì bà con cần huy động mọi nguồn lực để cấy nhanh, cấy gọn và cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

Lưu ý: Sau khi cấy xong, với những diện tích mạ dư thừa cần tiếp tục chăm sóc và bảo vệ để dự phòng trong trường hợp lúa bị khuyết dảnh, khuyết khóm thì vẫn có đủ mạ cùng tuổi, cùng giống để dặm bổ sung đảm bảo mật độ.

Đồng thời cũng gieo dự phòng mạ bằng các giống ngắn ngày hoặc dự phòng giống để áp dụng biện pháp gieo thẳng cho kịp thời vụ nếu thời tiết tiếp tục diễn biến xấu và kéo dài gây chết lúa.


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý khi ngâm ủ và gieo mạ vụ mùa Một số lưu ý khi ngâm ủ và gieo mạ vụ mùa

Cây mạ khỏe là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao.

15/02/2019
Giống, Thời vụ, Làm đất, Bón phân Giống, Thời vụ, Làm đất, Bón phân

Để chủ động giành vụ lúa mùa thắng lợi bà con cần chủ động làm tốt các khâu kỹ thuật sau:

15/02/2019
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vụ mùa Một số biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vụ mùa

Để khắc phục tình trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hướng dẫn tới bà con nông dân một số biện pháp để khắc phục ngộ độc hữu cơ và cách xử lý như sau:

18/02/2019
Chăm bón lúa đông xuân Chăm bón lúa đông xuân

Sau Tết Nguyên đán, ban ngày trời nắng, sáng sớm có sương mù là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và một số dịch hại trên lúa đông xuân.

21/02/2019
Khắc phục cỏ dại hại lúa Khắc phục cỏ dại hại lúa

Thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp. Để vụ đông xuân giành thắng lợi và đạt năng suất cao, bà con nông dân miền Bắc cần ứng phó với các yếu tố bất lợi

21/02/2019