Một Triệu Đồng Làm Nên Nghiệp Lớn
Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam - Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nam Thai (xã Thạch Hội), hàng ngày, vợ chồng chị Triển bù đầu với mấy sào ruộng nhưng kinh tế chẳng khá hơn được là bao. Một lần anh Tam lên huyện thăm người nhà thấy một số hộ nuôi chim bồ câu chơi mà có thu nhập.
Năm 2011, anh mua một đôi giống chim bồ câu về nuôi cho vui. Càng nuôi vợ chồng anh càng thấy chim bồ câu có nhiều ưu điểm, đó là dễ nuôi, ít bệnh tật, đầu ra ổn định, chiếm ít diện tích mặt bằng... vợ chồng anh quyết định tận dụng mảnh sân trước nuôi chim bồ câu.
Vay mượn hơn 1 triệu đồng, vợ chồng anh mua 10 đôi chim bồ câu giống về nuôi. Mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua ti vi, sách báo cộng với tình yêu đặc biệt với chim bồ câu, sau 3 năm, đàn chim bồ câu của gia đình anh đã tăng lên hơn 800 con cả bồ câu thịt và bồ câu giống. Mỗi tuần, vợ chồng anh xuất bán hàng trăm con, giá bán bồ câu giống là 100.000 đồng/con, bồ câu thịt 50.000 đồng/con.
Theo chị Triển, muốn nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả, khâu chọn giống là quan trọng nhất, nên chọn chim bồ câu giống có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi. Bên cạnh đó, chuồng nuôi cần phải thông thoáng, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái che, có ổ cho chim mái đẻ trứng, cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Nuôi chim để làm giống thì tiến hành tách chim non khỏi chim mẹ khi chúng được 30 ngày tuổi, đối với nuôi chim lấy thịt là 18 ngày tuổi. Mật độ nuôi chim sinh sản 6 con/m2, chim trưởng thành 10 con/m2. Mặc dù chim bồ câu ta là mô hình không mới nhưng ưu điểm dễ nuôi, thịt ngon, người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay, trong xã đã có hơn 10 hộ tới học hỏi kinh nghiệm nuôi bồ câu của anh chị và đã thành công. Chị Triển tâm sự: “Quê tôi là vùng bãi ngang việc làm thiếu thốn. Mình phát triển nghề này được thì người dân cũng làm được. Với suy nghĩ đó, chúng tôi hướng dẫn cho nhiều hộ cùng nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…
Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Trung Quốc. Do đó, khi “thâu tóm” được phần lớn các vựa thanh long tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc “vô tư” làm giá, không chỉ với các thương lái người Việt mà cả với người Trung Quốc yếu cơ hơn…
8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.
Đồng USD tăng giá mạnh, nhiều nước giảm giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn. Xuất khẩu bế tắc không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) gặp khó mà nông dân cũng lao đao.
Những người nuôi ong ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng khi các trại ong của họ bị phá, các tủ nuôi bị xịt thuốc diệt côn trùng khiến ong chết. Nhiều người nuôi ong vì muốn yên thân đã phải tháo chạy khỏi những địa bàn này vì không muốn đối mặt nguy cơ sạt nghiệp.