Một số quy định về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm
1. Điều kiện ấp trứng gia cầm
a) Đăng ký cơ sở ấp trứng
Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh ấp trứng tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
b) Khai báo cơ sở ấp trứng
Tất cả cơ sở ấp trứng đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch bệnh và điều kiện vệ sinh thú y.
- Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện. Cơ sở ấp trứng không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung khai báo gồm:
Tên chủ cơ sở ấp trứng, địa chỉ cơ sở ấp trứng, quy mô ấp trứng;
c) Quy mô của cơ sở ấp trứng
Cơ sở ấp trứng phải có quy mô tối thiểu 2.000 trứng/mẻ ấp.
d) Địa điểm của cơ sở ấp trứng
- Cơ sở ấp trứng gia cầm, không phân biệt quy mô, đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.
- Cơ sở ấp trứng gia cầm công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200m và có tường bao quanh khu vực ấp trứng.
- Cơ sở ấp trứng thủ công quy mô nhỏ, ấp trứng lộn phải cách biệt nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác bằng tường bao quanh nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.
đ) Về kiểm soát nguồn gốc trứng ấp
- Trứng ấp phải có giấy xác nhận nguồn gốc từ đàn gia cầm giống đã được tiêm phòng và còn miễn dịch của cơ quan thú y địa phương;
- Trứng phải được khử trùng trước khi đưa vào ấp.
e) Về kiểm dịch vận chuyển gia cầm
Gia cầm con xuất bán, vận chuyển từ cơ sở ấp trứng ra khỏi huyện, tỉnh, thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y địa phương;
g) Về lập sổ theo dõi ấp trứng và xuất bán gia cầm con
Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, đều phải tự lập sổ và tự ghi chép cho từng mẻ ấp trứng về các nội dung như sau: Nguồn gốc trứng ấp; số lượng gia cầm con bán; số lượng gia cầm con chết (nếu có); ngày bán; tên, địa chỉ của tổ chức cá nhân mua con giống.
2. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm (không bao gồm vịt chạy đồng, vịt thời vụ)
a) Đăng ký chăn nuôi thủy cầm
Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh chăn nuôi thuỷ cầm tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
b) Khai báo chăn nuôi thuỷ cầm
Tất cả cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh hay không đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch tễ và điều kiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung khai báo gồm:
Tên chủ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, địa chỉ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, quy mô chăn nuôi thuỷ cầm, loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt, ngan…), phương thức nuôi (nuôi trong nông hộ, trang trại, công nghiệp…)
c) Địa điểm chăn nuôi thuỷ cầm
- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm, không phân biệt quy mô đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.
- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200m và có tường hoặc rào bao quanh khu vực chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.
Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.
Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...
Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.