Một số quy định về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm
1. Điều kiện ấp trứng gia cầm
a) Đăng ký cơ sở ấp trứng
Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh ấp trứng tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
b) Khai báo cơ sở ấp trứng
Tất cả cơ sở ấp trứng đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch bệnh và điều kiện vệ sinh thú y.
- Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện. Cơ sở ấp trứng không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung khai báo gồm:
Tên chủ cơ sở ấp trứng, địa chỉ cơ sở ấp trứng, quy mô ấp trứng;
c) Quy mô của cơ sở ấp trứng
Cơ sở ấp trứng phải có quy mô tối thiểu 2.000 trứng/mẻ ấp.
d) Địa điểm của cơ sở ấp trứng
- Cơ sở ấp trứng gia cầm, không phân biệt quy mô, đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.
- Cơ sở ấp trứng gia cầm công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200m và có tường bao quanh khu vực ấp trứng.
- Cơ sở ấp trứng thủ công quy mô nhỏ, ấp trứng lộn phải cách biệt nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác bằng tường bao quanh nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.
đ) Về kiểm soát nguồn gốc trứng ấp
- Trứng ấp phải có giấy xác nhận nguồn gốc từ đàn gia cầm giống đã được tiêm phòng và còn miễn dịch của cơ quan thú y địa phương;
- Trứng phải được khử trùng trước khi đưa vào ấp.
e) Về kiểm dịch vận chuyển gia cầm
Gia cầm con xuất bán, vận chuyển từ cơ sở ấp trứng ra khỏi huyện, tỉnh, thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y địa phương;
g) Về lập sổ theo dõi ấp trứng và xuất bán gia cầm con
Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, đều phải tự lập sổ và tự ghi chép cho từng mẻ ấp trứng về các nội dung như sau: Nguồn gốc trứng ấp; số lượng gia cầm con bán; số lượng gia cầm con chết (nếu có); ngày bán; tên, địa chỉ của tổ chức cá nhân mua con giống.
2. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm (không bao gồm vịt chạy đồng, vịt thời vụ)
a) Đăng ký chăn nuôi thủy cầm
Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh chăn nuôi thuỷ cầm tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
b) Khai báo chăn nuôi thuỷ cầm
Tất cả cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh hay không đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch tễ và điều kiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung khai báo gồm:
Tên chủ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, địa chỉ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, quy mô chăn nuôi thuỷ cầm, loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt, ngan…), phương thức nuôi (nuôi trong nông hộ, trang trại, công nghiệp…)
c) Địa điểm chăn nuôi thuỷ cầm
- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm, không phân biệt quy mô đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.
- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200m và có tường hoặc rào bao quanh khu vực chăn nuôi.
Related news
Tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất tháng trước đã khiến Liên minh Thái Bình Dương trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với Mỹ Latinh, khu vực mà nhiều liên kết khối đang dần mất đi sự năng động.
Ngày 18/11, Venezuela đã chính thức phê chuẩn các thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2015-2018 được hai nước ký kết hồi tháng Tám vừa qua, và đăng văn bản luật phê chuẩn trên Công báo số 40790 ra cùng ngày.
Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.