Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Một số lưu ý với mô hình nuôi gà thả vườn

Một số lưu ý với mô hình nuôi gà thả vườn
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 05/03/2016

1. Quan tâm đến điều kiện nuôi:

Với mô hình gà thả vườn, trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như chuồng nuôi, thức ăn, thuốc cần thiết….

– Về điều kiện chuồng nuôi: Bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao, có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh.

Sau đó, bạn nên rải trấy, rơm vào nền chuồng để gà được giữ ấm.

Khi xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà.

Chuồng nên có mật độ ít nhất 1 con/m2.

– Về điều kiện chăn thả: Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, bạn nên quây riêng khu vực nuôi để đảm bảo gà không phá hoại rau màu.

– Máng ăn, máng uống: Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.

2. Chọn giống gà:


Mô hình gà thả vườn không kén chọn giống kỹ như mô hình nuôi công nghiệp. Nếu có ý định nuôi gà thịt, bạn hãy lựa chọn các giống gà như Tam Hoàng, gà Tàu vàng, gà Đông Cảo, gà Nòi, gà Lương Phượng.

Với một số gia đình muốn nuôi gà lấy trứng thì lựa chọn hàng đầu sẽ là gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….

Khi chọn mua gà con, bạn nên chọn gà với kích thước càng đồng đều càng tốt. Đó phải là những con nhanh nhẹn, mắt sàng, chân to. Ngược lại, gà con khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân,… đều là những lựa chọn không tốt.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Khi chọn gà để nuôi theo mô hình gà thả vườn, bạn nên bắt gà vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều mát.

Tùy vào gà lớn hay bé mà các bạn có cách chăm sóc sao cho phù hợp.

Với gà còn quá nhỏ, bạn không nên thả vườn ngay, thay vào đó hãy cho gà vào chuồng úm, ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn cũng như cho gà uống thêm nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C.

Sau đó, khi gà lớn hơn, bạn có thể thả gà để gà tự tìm kiếm thức ăn.

4. Thức ăn cho gà:

Đối với mô hình gà thả vườn, bạn chỉ cần cho gà ăn thêm rau xanh bởi vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng, chúng sẽ tự mình tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

Điều đặc biệt là bạn cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh:

Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả.

Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch.

Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản khi bạn sử dụng mô hình nuôi gà thả vườn.

Về cơ bản, mô hình này phù hợp nhất nếu bạn chăn nuôi gà thịt bởi chất lượng thịt thường cao, thịt chắc và ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nuôi gà đẻ theo ý muốn của mình.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt Kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm giống thịt

Kỹ thuật trong việc chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng, sự phát triển của gà, đặc biệt gà thương phẩm giống thì mọi kỹ thuật, khâu chuẩn bị chuồng trại cho tới thức ăn lại càng được quan tâm nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại giống gà thương phẩm cho năng suất kinh tế cao như gà nòi, gà sao, gà hồ…mỗi loại mang đặc trưng và hiệu quả kinh tế khác nhau.

05/03/2016
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β, y- toxin. Bào tử vi khuẩn là loại chịu nhiệt, có thể sống trong nước sôi trong vòng 2 giờ.

05/03/2016
Một số bệnh lý khi ấp trứng Một số bệnh lý khi ấp trứng

Khi gà con sắp nở, bà con cần chú ý đến một số bệnh lý khi ấp trứng để chủ động điều chỉnh lượng thức ăn cho gà bố mẹ.

05/03/2016