Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Trên các huyện vùng Hạ hiện nay có khá lớn diện tích ao nuôi tôm đang được bà con nông dân cải tạo và lấy nước chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, theo thông báo kết quả quan trắc môi trường nước vùng Hạ vào ngày 02 tháng 02 năm 2015 các huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ (Long An) vẫn còn một số yếu tố môi trường nước chưa phù hợp để thả giống đặc biệt hàm lượng khí độc NO2 trong nước. Do đó, khi bà con nông dân lấy nước vào ao nuôi cần lưu ý xử lý nước nhằm đảm bảo phù hợp cho tôm sinh trưởng, giảm hao hụt.
Tựu chung, bà con nuôi tôm khi lấy nước vào ao tại thời điểm này cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Đối với những ao vừa cải tạo nên lấy nước vào ao khoảng 1 - 2 tấc, sau đó rải lân với liều lượng 10kg/1.000m2 ao, ngâm ao trong thời gian từ 5 - 7 ngày rồi xổ xả toàn bộ. Sau đó, bà con cho rải vôi đều khắp đáy ao, nếu dùng vôi Càn Long thì rải khoảng 30kg/1.000m2 ao, nếu dùng Dolomite thì rải 60kg/1.000m2 ao, nếu dùng Daimetyl bột thì rải 40kg/1.000 m2 ao. Sau khi rải vôi, cho phơi ao từ 2 - 3 ngày rồi lấy nước đầy ao. Bà con cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt cá tạp và giáp xác.
Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Riêng đối với những ao nước quá trong, khó gây màu, bà con nên dùng EDTA để khử hàm lượng kim loại nặng trong môi trường nước trước khi tiến hành gây màu. Sau đó, nâng độ kiềm trong môi trường nước tối thiểu đạt 100 mg/lít, ổn định nhiệt độ bằng cách nâng mực nước trong ao nuôi đạt mức 1,3 - 1,5 mét, diệt rong và bổ sung phân DAP khoảng 2 - 3 kg/ 1.000m3.
Trong quá trình lấy nước và xử lý nước vào ao nuôi bà con nên theo dõi kỹ hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc bà con nên dành thời gian liên hệ với các Trạm Khuyến nông ở địa phương để được hướng dẫn them.
Related news
Việc “tìm chọn cây, con gì để đảm bảo thu nhập, hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác, nuôi trồng đối với nông dân là vấn đề then chốt đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo.
Ngày 16.9, tại xã Đông Tảo, UBND huyện Khoái Châu (Hưng Yên) tổ chức lễ công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo Hưng Yên.

2 năm trở lại đây, giá bán hạt tiêu trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng cao, hiệu quả kinh tế từ cây hồ tiêu khá lớn, nên diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông xuân 2015 - 2016 với các địa phương, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến lương thực trong và ngoài tỉnh.

Ngày 15/9/2015, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tam Bình tổ chức lớp tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm Metarhizum sp.