Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Chăm Sóc Vườn Cà Phê Những Tháng Cuối Mùa Khô, Đầu Mùa Mưa

Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê.
Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất - chất lượng cao, Khuyến nông Việt Nam xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc đối với vườn cà phê trong những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa như sau:
1. Phòng trừ sâu, bệnh
- Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển rất mạnh trong những tháng mùa khô và sau đó giảm dần trong những tháng mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa ở trên những đoạn thân, cành non làm cho cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Bệnh muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.
- Trong những tháng mùa khô, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời có biện pháp phòng trừ rệp. Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp trên những vườn bị rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Supracide, Sumithion, Ofatox...
- Ngoài phun thuốc diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp đi lây lan sang các cây khác trên vườn. Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực của thuốc nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.
2. Bón phân
Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.
- Đối với phân lân nên bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng từ 500 - 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.
- Đối với phân đạm và phân kali có thể trộn chung để bón. Trước khi bón đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20 cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Ở đợt bón đầu nên sử dụng phân đạm là loại phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng phân đạm là phân urê.
- Điều kiện ở Tây Nguyên do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm được công lao động, bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho cà phê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE ... với lượng khoảng từ 1.500 - 1.800kg/ha, bón 3 - 4 lần trong những tháng mùa mưa.
3. Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng
- Sau những đợt tưới nước trong những tháng mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển rất mạnh, vì vậy phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành mang quả.
- Khi mùa mưa bắt đầu được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá cà phê khoảng 3 m, làm cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh hại và tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp.
Có thể bạn quan tâm

Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê một số biện pháp kỹ thuật cắt cành, tạo hình cây cà phê nhằm đạt được năng suất cao nhất, chất lượng trái tốt nhất, góp phần phòng chống sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho vườn cây. Chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo, áp dụng.

Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa đạm, lân và kali đều là không tốt. Ba nguyên tố này đều có vai trò tối quan trong trong cây trồng và vì vậy sự thiếu hay thừa chúng đều gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hóa, dị hóa của cây, trong đó có cà phê.

Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi cho hiệu quả thấp của các tỉnh Tây Nguyên cần phải thanh lý lên đến hàng trăm ngàn ha. Tuy nhiên, để tái canh những diện tích cà phê bị “lão hoá” này có hiệu quả thì yêu cầu phải tuân thủ quy trình kỹ thuật được đặt lên hàng đầu.

Nếu bón phân không đủ lượng và mất cân đối thì rất dễ xảy ra hiện tượng rụng trái non làm thất thu năng suất. Thông thường mỗi mùa mưa, nhà vườn có thể bón 3 - 4 lần.

Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê.
Tin thuộc Cà phê

Tưới nước quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, giúp cà phê duy trì sinh trưởng đồng thời để cây ra hoa trong mùa khô.

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch, giúp nâng cao chất lượng nông sản, góp phần đưa thương hiệu tiêu và cà phê Việt vươn xa.

Ngoài việc chọn hái quả chín còn cần phải hái theo kỹ thuật xoay cuống để cành không bị tổn thương, nghĩa là phần phân hóa mầm hoa không bị tuốt đi.

Để khắc phục hiện tượng thối rễ, vàng lá cà phê trên đất có Boxit, ngoài bón phân Đầu Trâu chuyên dùng, cần bón thêm bột Dolomit

Quy trình chăm bón là mấu chốt thành công cho cả quá trình canh tác. Đặc biệt khi sản xuất cà phê ngày càng chịu tác động xấu từ biến đổi khí hậu, giá cả...

Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện, gây hại phổ biến trên vườn cà phê trong mùa mưa, làm rụng lá hàng loạt. Nếu không chú ý phòng trừ, sẽ ảnh hưởng tới năng suất.

Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những bệnh nguy hiểm gây hại nặng nề cho cây cà phê, thường xuất hiện ở những vườn tái canh và vườn kinh doanh ổn định.