Trang chủ / Cây công nghiệp / Cà phê

Giải pháp vàng cho cây cà phê

Giải pháp vàng cho cây cà phê
Tác giả: Nguyễn Tưởng Phú - Đăng Khôi
Ngày đăng: 22/11/2018

Từ khi áp dụng quy trình BVTV của Syngenta thì năng suất hằng năm của vườn cà phê nhà anh Thạnh luôn cao hơn bình thường 6 tạ - 1 tấn nhân/ha, tăng thu nhập khoảng 24 - 40 triệu đ/ha/năm.

Niềm vui của nhà nông bên vườn cà phê trĩu hạt

Cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) gần 30 km, khác với hình dung của chúng tôi về một miền đất Tây Nguyên với những con đường đất đỏ đã đi vào huyền thoại, đường dẫn tới các rẫy cà phê mênh mông, bạt ngàn của xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin đã được trải nhựa đến tận xã giúp xe tải vào được tận từng thôn.

Là xã thuần nông chuyên SX các cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu là cà phê và hồ tiêu, những năm gần đây các cây trồng này ngày càng khẳng định vị trí chủ lực, giúp thu nhập của người dân tăng lên đáng kể.

Nằm trong thôn 3, xã Ea Bhốk, vườn của gia đình anh Nguyễn An Thạnh bao gồm 2,5 ha trong đó có 2 ha trồng cà phê và 0,5 ha hồ tiêu. Mua lại mảnh đất đã trồng cà phê mấy chục năm, khi tiếp nhận vườn thì cây già cỗi, lại nhiều sâu bệnh nên anh đã quyết định nhổ bỏ và trồng mới lại toàn bộ từ năm 2004, tính đến nay đã được chục năm.

Vùng đất cao nguyên với khí hậu, đất đai ưu đãi cho việc canh tác cây cà phê vối (Robusta), nỗi trăn trở duy nhất của bà con là làm thế nào để cây phát triển tốt, kháng được sâu bệnh và cho năng suất cao.

Anh Thạnh chia sẻ: “Vườn cà phê cũ thường bị nấm tấn công và tuyến trùng hại rễ làm cho cây kém phát triển, khi trồng lại vẫn có hiện tượng vàng lá và rụng trái nhiều nhưng tôi chưa biết làm cách nào để phòng trị có hiệu quả. Ra đại lý mua thuốc về phun cũng không thấy hiệu quả như mong đợi, một phần do bệnh nặng, một phần tôi nghĩ là thuốc kém chất lượng”.

Lúc đó, xoay sở thế nào cũng không xong, bắt đầu nản chí, nhưng may thay khi theo dõi chương trình “Đồng hành chia sẻ” phát sóng định kỳ vào lúc 20h15 thứ hai của tuần đầu tiên hàng tháng trên Đài PT-TH Đăk Lăk thấy Cty Syngenta Việt Nam giới thiệu về các giải pháp cho cây cà phê, anh mừng như bắt được vàng và quyết không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận, học hỏi kỹ thuật mới.

Tham gia chương trình trực tuyến bằng cách đặt những câu hỏi nhờ giải đáp thắc mắc, anh đã được Ban tổ chức trao giải thưởng một gói quy trình BVTV của Syngenta dùng cho 5 sào cà phê và được cán bộ kỹ thuật của Cty trực tiếp hướng dẫn cách áp dụng quy trình này trên vườn cà phê và hồ tiêu nhà mình.

Chỉ sau một thời gian ngắn, kết quả khác biệt được thể hiện rõ rệt giữa 5 sào của anh và vườn đối chứng của người bà con ngay bên cạnh được trồng cùng thời điểm, cùng cách chăm sóc nhưng không áp dụng những giải pháp này.

Bước vào vườn cà phê đang kết trái non căng tròn nặng trĩu cành, anh Thạnh hồ hởi khoe: “Thật không ngờ chỉ một câu hỏi thắc mắc trên truyền hình đã giúp cho tôi có những thay đổi ngày hôm nay. Các sản phẩm Anvil 5SC, Tilt Super 300EC sử dụng theo đúng hướng dẫn, phun đúng thời điểm theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã đem lại hiệu quả khác hẳn so với việc dùng thuốc tự phát trước đây.

Chú thấy đấy, cây nào cây nấy thân vững chắc, lá xanh mướt, cành chen dày đặc. Với lượng trái như thế này thì gia đình tôi yên tâm rồi”.

Được tiếp sức bởi niềm tin vào những loại thuốc BVTV đã từng sử dụng, anh Thạnh không ngần ngại dùng tiếp những loại thuốc mới như Amistar Top 325SC đặc trị thán thư và Tervigo 020SC đặc trị tuyến trùng hại rễ cho toàn bộ diện tích vườn mà không cần làm mô hình đối chứng.

“Từ khi áp dụng quy trình BVTV của Syngenta thì năng suất hằng năm của vườn nhà tôi luôn cao hơn vườn bên cạnh khoảng 6 tạ - 1 tấn nhân/ha, tăng thu nhập khoảng 24 - 40 triệu đ/ha/năm so với trước đây”, anh Thạnh phấn khởi cho hay.

Hiện tại kinh tế chủ đạo của Cư Kuin vẫn là những cây công nghiệp dài ngày như cà phê và hồ tiêu. Từ những năm gần đây khi người dân chú trọng đầu tư cho vườn cây của mình, lượng người di cư ra thành phố đã chững lại, bà con ngày càng tìm kiếm thêm nhiều diện tích đất cho mình để mở rộng canh tác nông nghiệp.

Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, bộ mặt của xã, huyện cũng có những thay đổi lớn mà một người đi xa vài năm sẽ không khỏi ngạc nhiên khi quay lại nơi đây.

Và điều đó chính là nhờ sự góp sức của những tấm gương nhà nông điển hình như anh Nguyễn An Thạnh, một cán bộ nhiệt tình của Hội Nông dân thôn kiêm diễn giả tích cực tại các sự kiện KHKT ở địa phương. Anh luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm đồng ruộng nhằm hướng dẫn bà con cùng tiến bộ như mình.

Quy trình anh Thạnh áp dụng trên vườn của mình là giải pháp BVTV tích hợp của Syngenta. Sau khi thu hoạch xong, cắt cành tạo tán thì phun Anvil 5SC trị dứt điểm bệnh gỉ sắt và một số bệnh khác, giúp bộ lá sạch bệnh, xanh mướt và giúp cây trổ hoa đồng loạt hơn.

Đầu mùa mưa, sau khi mưa khoảng 2 - 3 trận lớn, tiếp tục phun Anvil 5SC để phòng trừ nấm bệnh phát sinh. Đến tháng 6 - 7, sử dụng Amistar Top 325SC để hạn chế bệnh thán thư gây rụng trái, khô cành trong điều kiện độ ẩm cao.

Đến tháng 8 - 9, vào thời điểm mưa nhiều phun Tilt Super 300EC nhằm hạn chế bệnh gỉ sắt, thán thư, đồng thời vào thời điểm này cà phê đang vào nhân nên sẽ giúp trái bóng mượt và chín đồng loạt hơn cũng như giúp nhân sáng chắc hơn.

Bên cạnh đó, để quản lý tuyến trùng hại rễ cà phê thì nên sử dụng Tervigo tưới vào vùng rễ vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa nhằm giúp cho bộ rễ cà phê phát triển mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ Sâu đục thân hại cà phê và biện pháp phòng trừ

Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevrolat) là một trong những loại sâu hại chủ yếu trên cây cà phê. Chúng thường đục cành cà phê khiến cây bị chế

04/09/2018
Chăm sóc cà phê giai đoạn đầu mùa mưa Chăm sóc cà phê giai đoạn đầu mùa mưa

Kết thúc mùa nắng nóng và bước vào mùa mưa, đây là giai đoạn quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, đồng thời cành chồi cũng có sự tăng trưởng nhanh.

06/09/2018
Bơ xen cà phê Bơ xen cà phê

Bơ trồng xen canh trong diện tích chè, cà phê vừa làm cây che bóng mát, vừa tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.

02/11/2018