Một Số Bệnh Ở Lươn
Bệnh sốt nóng
- Do lươn nuôi với mật độ dày, lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên, làm nhiệt độ nước tăng lên, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước; có thể thả tạm vài con cá trê để chúng ăn thức ăn thừa; đề phòng lươn cuốn vào nhau, bảo đảm tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh dùng dung dịch sulphate đồng 0,07%, 5ml/m3 nước.
Bệnh tuyến trùng
- Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
- Dùng 0,1g Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) tinh thể 90% trộn vào thức ăn cho 1kg lươn ăn liền trong 6 ngày.
Bệnh lở loét
- Bệnh do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn, hình bầu dục. Da lươn bị lở loét, bơi lội khó khăn. Đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5-9.
- Trị bệnh: trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000UI/m3; dùng 0,5g Sulffamidine trộn vào thức ăn cho 50kg lươn ăn, mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày; trực tiếp bôi thuốc tím vào vết loét.
Bệnh nấm thuỷ mi
Bệnh do ký sinh trùng trên mình và trứng lươn gây nên, thường xảy ra vào mùa xuân thu.
- Trước khi thả lươn, phải vệ sinh bể nuôi; hoà tan 100-150g vôi tưới khắp bể; ngâm lươn vào trong nước muối 3-5% trong 3-5 phút, ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần; hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4%o, tưới khắp bể nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL. Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài).
Do lươn nuôi với mật độ dày, lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên, làm nhiệt độ nước tăng lên, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.
Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.