Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng

Một Nông Dân Thuần Hóa Gà Rừng
Ngày đăng: 23/05/2013

Đó là ông Lê Toái (75 tuổi, thôn Xuân Ninh, xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), nguyên là cán bộ kiểm lâm.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Thường mỗi ổ, gà rừng đẻ không quá 10 trứng. Sau 21 ngày, gà con nở. Gà rừng mái có màu lông vằn như gà nhà nhưng vóc dáng nhỏ, gà trưởng thành chỉ nặng dưới 0,6kg. Gà rừng trống có kích thước lớn hơn, gà trưởng thành có thể đạt trọng lượng 1 - 1,1kg. Thịt gà rừng thơm, ngon và ngọt. Giá gà rừng trống 250.000 đồng/con; gà mái 100.000 đồng/con. Thời gian tới, ông Toái dự định sẽ phát triển mạnh đàn gà rừng bằng cách thu mua từ đánh bẫy và nhặt trứng để cho gà ri, gà ta ấp mà không lai tạo với các giống gà nhà khác để khỏi mất đặc điểm riêng của gà rừng.

Theo ông Nguyễn Xuân Tân - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Xuân Sơn: HND xã đã vận động ông Lê Toái viết sáng kiến kinh nghiệm thuần hóa gà rừng tham gia Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật sắp tới. HND xã sẽ hỗ trợ cải tạo chuồng trại, làm lưới 4 mặt, nuôi khép kín, nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Được biết, gà rừng thuộc danh mục động vật rừng thông thường, tuy nhiên khi nhân nuôi, phát triển quy mô lớn phải xin phép cơ quan Kiểm lâm.


Có thể bạn quan tâm

Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

07/08/2014
Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: Cà Phê Đặc Sản Lâm Đồng: "Thuận" Nhưng Chưa "Lợi"

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

28/07/2014
Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao Nuôi Trâu Cho Thu Nhập Cao

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

07/08/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Chưa Được Khống Chế Bệnh Trắng Lá Mía Chưa Được Khống Chế

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

07/08/2014
Giá Chè Tươi Thấp, Người Trồng Chè Thấp Thỏm Nỗi Lo Giá Chè Tươi Thấp, Người Trồng Chè Thấp Thỏm Nỗi Lo

Gia đình ông Hà Trọng Tâm ở khu 4, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh là một trong những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 18 đến 20 tấn/ha/năm. Với diện tích gần 4ha chè và chế biến chè khô, mỗi năm gia đình ông thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.

28/07/2014