Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Hiểm Họa Lớn

Một Hiểm Họa Lớn
Ngày đăng: 23/11/2013

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.

Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus Olivier) thuộc họ vòi voi (Curculionnidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) phân bố rất rộng trên thế giới. Tại các nước châu Á, chúng xuất hiện, gây hại ở hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam.

Trưởng thành đuông dừa là bọ vòi voi có chiều dài 35-40mm, màu nâu đỏ nhạt, trên cánh có sọc nâu đen chạy song song, phần đầu có nhiều chấm. Phía đầu có một vòi dài, cong, miệng nhai ở đầu vòi, đầu vòi chiếm 1/3 chiều dài của thân. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 300-500 trứng. Trứng màu trắng sữa, bóng, dài 2,5mm. Ấu trùng mới nở có màu trắng, là loại sùng không chân, khi đẩy sức có màu vàng nhạt với đầu màu nâu, chiều dài ấu trùng từ 40-50mm. Ấu trùng đẩy sức làm kén và hóa nhộng trong đó, nhộng nằm trong đọt cây dừa đang gây hại. Vòng đời trung bình khoảng 80-100 ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non 50-70 ngày, nhộng 15-20 ngày. Trưởng thành có thể sống tới 3-4 tháng.

Thành trùng và sâu non đều có thể gây hại trên dừa, nhưng tác hại chính là do sâu non gây ra; gây hại bằng cách thành trùng đẻ trứng vào vết thương do kiến vương đục, trứng nở ra sâu non phá chủ yếu là đỉnh sinh trưởng (củ hủ), xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân phần còn non. Đuông dừa ăn tạo ra tiếng động “rào rào” bên trong thân cây, chúng ăn hết phần mềm của đọt dừa làm cho cây chết đọt, sau đó trưởng thành sẽ phát tán ra ngoài gây hại những cây dừa khác. Trong cây bị hại có nhiều sâu non, có các lứa tuổi khác nhau và các giai đoạn nhộng, trưởng thành của chúng. Cây dừa bị đuông tấn công sẽ chết hẳn, làm giảm mật độ cây trong vườn, làm giảm sản lượng rất lớn khi chúng gây hại nặng.

Trong quá trình nhân - nuôi, thành trùng đuông dừa có khả năng thoát ra ngoài và phát tán lây lan là điều không thể tránh khỏi. Theo Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001 quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khỏe nhân dân, môi trường và hệ sinh thái”. Cục Bảo vệ thực vật đã có Công văn số 1955, ngày 27-9-2013 về việc nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức.

Cục Bảo vệ thực vật đã đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra các hộ nuôi đuông dừa, thu gom để tiêu hủy toàn bộ, xác định rõ nguồn gốc giống đuông dừa các hộ dân đang nuôi xử lý đúng pháp luật hiện hành. Trường hợp nhập khẩu giống côn trùng sống, các tổ chức hoặc cá nhân phải tuân thủ quy định tại Thông tư 39/2012 ngày 13-8-2012 và Thông tư 40/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tác hại của đuông dừa thì quá rõ, vì thế mọi người đừng vì lợi ích trước mắt mà quên mối hiểm họa cho cộng đồng về sau. Mọi người đều phải tuân thủ quy định cấm nhân nuôi, buôn bán dịch hại nói chung, đuông dừa nói riêng.


Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc Cấm Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Việt Nam Trung Quốc Cấm Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Việt Nam

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam, nhằm thắt chặt kiểm tra các khoản thu thuế đối với các nhà nhập khẩu nước này.

11/08/2014
3 Triệu Đồng/con Gà Tiến Vua, Muốn Mua Phải Chờ Đến Tết 3 Triệu Đồng/con Gà Tiến Vua, Muốn Mua Phải Chờ Đến Tết

Một con gà Hồ trưởng thành nặng 5 - 6kg có giá 2,5 - 3 triệu đồng. Thịt gà thơm ngon, giá cao ngất nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn, thực khách muốn ăn phải chờ đến Tết.

11/08/2014
'Gã Khùng' Đánh Thức Ruộng Hoang 'Gã Khùng' Đánh Thức Ruộng Hoang

Sinh năm 1977 trên vùng đất chiêm trũng chưa mưa đã lụt Thanh Miện, chàng thanh niên Cao Văn Lâm vốn ôm ấp nhiều giấc mộng đổi đời, thoát khỏi cảnh... làm ruộng. Lang bạt mãi và làm đủ nghề rồi cũng không đến đâu, anh đã chọn con đường riêng là trở về quê để… đi cấy.

11/08/2014
Mô Hình Nuôi Cá… Không Cho Ăn Mô Hình Nuôi Cá… Không Cho Ăn

Từ năm 2011, mô hình nuôi cá không cần cho ăn hình thành ở sông La Ngà (huyện Định Quán), Đồng Nai, đến nay đã có nhiều gia đình ứng dụng cách làm này.

11/08/2014
Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái

Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.

11/08/2014