Môi trường nông thôn bớt ô nhiễm

Theo Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bình Định, sau khi điều tra, đánh giá nhu cầu xây dựng hầm biogas của người dân ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố tham gia dự án, BQL đã lựa chọn và tổ chức tập huấn về tiêu chuẩn kỹ thuật công trình KSH cho thợ xây, lắp đặt công trình;
Ttập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi an toàn; vận hành và sử dụng công trình cho nông dân.
Điều đáng mừng là chính quyền các địa phương và người chăn nuôi hưởng ứng nhiệt tình.
Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó GĐ BQL dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bình Định, trong giai đoạn 2013-2018, Bộ NN-PTNT phân bổ cho 10 tỉnh tham gia dự án, mỗi tỉnh thực hiện 3.600 công trình KSH, nhưng chỉ hơn 2 năm triển khai, Bình Định đã xây dựng được 3.832 công trình, vượt kế hoạch được giao.
Bộ NN-PTNT khen ngợi và bổ sung thêm 900 công trình nữa cho Bình Định.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, Bình Định đã xây dựng được 1.972 công trình.
Hầu hết các công trình đưa vào hoạt động đều phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững.
Ngoài ra, các công trình còn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công cuộc xây dựng NTM.
Đặc biệt, BQL dự án còn xây dựng 2 mô hình LCASP, chú trọng thực hiện các mục tiêu ứng dụng các phụ phẩm biogas làm phân bón cho cây trồng và chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò để chuyển giao cho nông dân...
Cũng theo ông Diệp, từ nay đến cuối năm 2015, BQL sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; lựa chọn các hộ dân tham gia dự án và tổ chức tập huấn phương pháp vận hành công trình, quản lý chất thải chăn nuôi.
Sẽ tiếp tục hỗ trợ cho 668 hộ gia đình đã đăng ký xây dựng công trình quy mô nhỏ (50 m3/công trình).
Bên cạnh đó sẽ chỉ đạo lực lượng kỹ thuật viên của dự án thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ KSH phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; giám sát, nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của dự án;
Kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng công trình đã xây xong, đang vận hành.
Trong thời gian tới, Bình Định sẽ ưu tiên xây dựng, lắp đặt các công trình KSH tại các địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, ví như huyện Hoài Ân và các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.

Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…

Cũng như nhiều gia đình khác, trước đây gia đình anh Dương Tiến Vinh, ởthôn Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang) thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế dựa trên mặt hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Chi nhánh huyện Bắc Quang để tăng gia sản xuất, kinh tế của gia đình anh Vinh chuyển biến rõ rệt.

Lần đầu tiên, một giống cây có chứa dưỡng chất trong dầu cá đã được lai tạo thành công bằng phương pháp biến đổi gene tại Anh.