Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm
Hỗ trợ nhà nước diễn ra rất chậm, vẫn tập trung thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, trong khi chính sách chưa tập trung sức lực để nâng cao hiệu quả, chất lượng, năng suất cho ngành nông nghiệp.
Theo đánh giá của TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong khi nền kinh tế chịu khủng hoảng thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị gia tăng cao.
Nguy cơ thua trên sân nhà
Tuy nhiên, quá trình hội nhập sâu rộng cũng đã khiến cho ngành nông nghiệp chịu sức ép ghê gớm, khi bức tường thuế giảm thì bức tường kỹ thuật được dựng lên.
Người nông dân vẫn tự học, tự lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi, chi phí giá thành cao và nghịch cảnh được mùa mất giá… vẫn tiếp tục diễn ra.
Doanh nghiệp được xem là kênh quan trọng để kết nối người nông dân, hỗ trợ nông dân nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Tuy nhiên, TS. Sơn cho rằng chính DN cũng bị động, khi DN phải “đương đầu” với rất nhiều thách thức như chính sách vĩ mô bất thuận, giao thông vận tải khó khăn, thuế phí, môi trường kinh doanh…
Dẫn ra câu chuyện tham gia cùng đoàn các nhà đầu tư Nhật Bản đi khảo sát tiềm năng đầu tư tỉnh Đồng Tháp, TS. Sơn cho biết các nhà đầu tư đánh giá rất cao về tiềm năng đầu tư của địa phương này.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản này cho biết lại không có ý định đầu tư vào Đồng Tháp, do giao thông vận chuyển không thuận lợi, chính sách vĩ mô khó khăn, những bất cập trong môi trường kinh doanh, khó khăn trong vốn đầu tư…
“Doanh nghiệp ngày hôm nay kinh doanh được và thành công không khác gì những người anh hùng, bởi cùng vốn đầu tư như vậy DN đưa vào đầu tư bất dộng sản thì đã lãi hơn rất nhiều so với đầu tư vào nông nghiệp”, TS. Sơn nói.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn diễn ra rất chậm, tập trung vào thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng về sản lượng, trong khi những khâu như tiêu thụ, liên kết, hiệu quả, năng suất và chất lượng vẫn chưa được chú trọng.
Vấn đề là câu chuyện chính sách
TS. Sơn nói: “Chính sách phát triển cầu hiện đang rất yếu, hoạt động xúc tiến thương mại cực kỳ kém.
Trước đây câu chuyện vải thiều và dưa hấu sôi nổi nhưng rồi đâu lại vào đấy, vẫn không có cơ quan tổ chức nào được thành lập ra, ta chỉ có giải pháp ngắn hạn và không có giải pháp dài hạn. Nếu tình trạng này tiếp tục ta thua ngay trên sân nhà”.
Thực tế trên khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đầu vào thì tăng cao, đầu ra tiêu thụ sản phẩm hạn chế, sản phẩm chịu cảnh được mùa rớt giá… nên TS. Sơn cho rằng đây là câu chuyện đáng báo động khi các FTA mở ra.
Hiện nay, tốc độ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp đang rất chậm.
Dẫn chứng, Đồng Tháp là tỉnh có chính sách thu hút về đầu tư khá cao, khi đưa ra những điều kiện thông thoáng, song nhà đầu tư cũng không rót vốn vào vì những bất cập trong giao thông, hạ tầng… bản thân tỉnh không giải quyết được, bởi đây là vấn đề của vùng.
Do đó, TS. Sơn cho rằng cơ quan Nhà nước cần tập trung vào quy hoạch, xây dựng chiến lược, đàm phán, xây dựng tiêu chuẩn, hệ thống pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.
Trong đó, quy hoạch cần đảm bảo cân đối cung cầu, xây dựng chính sách phù hợp với cách thức cách quản lý hiện đại…
Thúc đẩy và tạo điều kiện giúp cho DN nông nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tạo giá trị gia tăng.
Cụ thể, cần tổ chức ngành hàng tốt hơn, chia nhỏ quyền lưc cho cá đơn vị tổ hợp tác, cá thể trên cơ sở phát triển mạnh cơ sở hạ tầng.
Cần lo hợp tác của nông dân bằng nhiều hình thức; xử lý được vấn đề quản lý kỹ thuật, có sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật.
Doanh nghiệp xuất khẩu phải xử lý được vấn đề liên kết, thu mua sản phẩm với người nông dân; xử lý vấn đề hợp tác với người nông dân; đổi mới chuỗi và liên kết chuỗi để kết nối với bên ngoài
“Nhà nước cần xác đinh ngành có lợi thế, xây dựng chuỗi giá trị cho các ngành chính; xây dựng cụm công nghiệp dịch vụ và vùng chuyên canh, phát triển hệ thống hậu cần thương mại, cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ tiếp thị”, TS. Sơn khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Cần quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống là vấn đề đặt ra khi trải qua nhiều biến cố của vụ mùa năm 2012: dịch bệnh hoành hành, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, biến đổi khí hậu,… gây thất thu cho người nuôi tôm. Nguyên nhân chính vẫn là do chất lượng tôm giống không bảo đảm.
Hiện nay, giá gà tam hoàng các trang trại ở Đồng Nai bán ra chỉ còn 37 - 38 ngàn đồng/kg, giảm 7-8 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 3-2013. Như vậy, chỉ trong khoảng 20 ngày, giá gà tam hoàng trên địa bàn tỉnh đã giảm 13 - 14 ngàn đồng/kg.
Vài năm gần đây, để tạo nguồn thu nhập trong những mùa biển vụ bấc, bà con ngư dân Phan Thiết đã đưa nghề bẫy bắt tôm hùm con vào hoạt động. Từ đây, nhiều tuyến biển gần bờ phục vụ giao thông, du lịch bị phủ đầy phao nổi của lưới bẫy bắt tôm hùm. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn giao thông trên biển và tạo không gian thông thoáng cho các môn thể thao dưới nước, vừa qua, TP. Phan Thiết đã ra quân kiểm tra, xử lý khu vực “nóng” thường xuyên xảy ra tình trạng đặt bẫy tôm hùm con trái phép.
TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh như vậy tại buổi giao lưu trực tuyến “Tiếp sức cho nông dân” do Báo điện tử Dân Việt - Báo NTNN tổ chức cuối tuần qua. Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đề cập đến Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân