Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái

Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái
Ngày đăng: 15/01/2015

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.

Ngoài trồng xen ca cao dưới tán dừa tại các huyện phía Đông như Gò Công Tây, Chợ Gạo, Tân Phú Đông, các địa phương có tiềm năng và thế mạnh về trồng cây ăn trái đặc sản: Thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy còn xen canh ca cao trong vườn nhãn, vườn cây có múi hoặc các cây trồng khác đã mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Ca cao trồng sau 18 tháng đã cho trái.
Mỗi ha vườn cây ăn trái trồng xen được khoảng 600 cây ca cao. Bình quân mỗi cây cho trên 1 kg hạt ca cao khô, mỗi ha đạt năng suất hạt khô khoảng 600 kg. Trong năm nay, giá tiêu thụ tăng khá, đầu ra thuận lợi. Với giá thu mua hiện nay dao động 6.000 - 6.300 đồng/kg/trái tươi và 68.000 - 70.000 đồng/kg hạt khô, nông dân có thu nhập tăng thêm khoảng 40 triệu đồng ngoài nguồn thu từ vườn cây ăn trái.
Để thuận lợi cho nông dân, đồng thời khuyến khích bà con mở rộng diện tích ca cao trong mô hình canh tác mới, tỉnh gắn kết doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh hình thành được 1 hợp tác xã, hàng trăm câu lạc bộ ca cao, trên 20 điểm thu mua ca cao, do Công ty Cargill bao tiêu. Sắp tới, tỉnh có kế hoạch thành lập thêm các tổ hợp tác trồng ca cao ở Hội Xuân (Cai Lậy), Điềm Hy và Long Hưng (Châu Thành) là những địa phương đang phát triển mô hình ca cao xen canh trong vườn cây ăn trái.


Có thể bạn quan tâm

Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

29/07/2015
Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

29/07/2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

29/07/2015