Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.
Ngoài trồng xen ca cao dưới tán dừa tại các huyện phía Đông như Gò Công Tây, Chợ Gạo, Tân Phú Đông, các địa phương có tiềm năng và thế mạnh về trồng cây ăn trái đặc sản: Thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Cai Lậy còn xen canh ca cao trong vườn nhãn, vườn cây có múi hoặc các cây trồng khác đã mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Ca cao trồng sau 18 tháng đã cho trái.
Mỗi ha vườn cây ăn trái trồng xen được khoảng 600 cây ca cao. Bình quân mỗi cây cho trên 1 kg hạt ca cao khô, mỗi ha đạt năng suất hạt khô khoảng 600 kg. Trong năm nay, giá tiêu thụ tăng khá, đầu ra thuận lợi. Với giá thu mua hiện nay dao động 6.000 - 6.300 đồng/kg/trái tươi và 68.000 - 70.000 đồng/kg hạt khô, nông dân có thu nhập tăng thêm khoảng 40 triệu đồng ngoài nguồn thu từ vườn cây ăn trái.
Để thuận lợi cho nông dân, đồng thời khuyến khích bà con mở rộng diện tích ca cao trong mô hình canh tác mới, tỉnh gắn kết doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh hình thành được 1 hợp tác xã, hàng trăm câu lạc bộ ca cao, trên 20 điểm thu mua ca cao, do Công ty Cargill bao tiêu. Sắp tới, tỉnh có kế hoạch thành lập thêm các tổ hợp tác trồng ca cao ở Hội Xuân (Cai Lậy), Điềm Hy và Long Hưng (Châu Thành) là những địa phương đang phát triển mô hình ca cao xen canh trong vườn cây ăn trái.
Related news

Nhiều trang trại nuôi gà đẻ trứng tại các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, hiện giá trứng gà bán ra tại trại chỉ còn 18-19 ngàn đồng/chục, giảm 2-3 ngàn đồng/chục so với cuối tháng 8-2013. Giá trứng gà giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm lại so với gần 2 tuần trước. Năm nay, nhu cầu mua trứng để làm bánh trung thu không nhiều, nên giá trứng ít biến động.

Lãnh đạo UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa khảo sát và làm việc với 18 hộ dân ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam nhằm bàn biện pháp khắc phục vùng nuôi tôm bị thiệt hại.

Một số nơi trong tỉnh Bắc Giang, có việc chính quyền sở tại cho nông dân thầu hoặc buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều trường hợp lấn chiếm lưu vực, dòng kênh tiêu để nuôi thả cá. Việc làm này mang lợi ích cho số ít người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiêu úng, gây thiệt hại lớn về sản xuất của hàng trăm hộ dân.

Dù tỷ lệ thiệt hại đến tuần đầu tháng 9 vẫn còn ở mức 28,8%, nhưng vụ nuôi tôm nước lợ 2013 của tỉnh Sóc Trăng đã và đang diễn biến khá thuận lợi, khi phần lớn diện tích thu hoạch không chỉ đạt năng suất, mà giá bán cũng luôn ở mức cao. Dù vụ tôm 2013 chưa kết thúc nhưng nỗi lo cho vụ tôm 2014 đã hiện hữu, với không ít vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền địa phương.

Gần 3 năm qua, ngư dân đảo Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã thử nghiệm và thành công bước đầu với mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Hiệu quả từ mô hình này đã và đang giúp cho cư dân đảo Hòn Chuối có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…