Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga
Ngày đăng: 13/09/2014

Chiều nay (12/9), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm giới thiệu về các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam và khả năng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Tiềm năng chưa được khai mở

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

“Với GDP khoảng 1.500 tỷ USD, trên 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, Liên bang Nga là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông, lâm, thủy sản”, ông Giang cho hay.

Tuy nhiên, hiện tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang Nga rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng dung lượng thị trường này. Trong khi đó, những thị trường khác như Hàn Quốc, tỷ trọng này là 6,1%; Mỹ là 23,6%; Nhật Bản 10,7%...

Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Nga cũng giảm mạnh. Nếu như trước năm 2009, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60%.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga liên tục tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 10% do có sự chuyển dịch về cơ cấy xuất khẩu sang nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Đơn cử như trong 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang Liên bang Nga chỉ đạt trên 204,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 1,61% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước.

Nguyên nhân, theo Cục Xuất nhập khẩu, sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga. “Có nhiều tiêu chuẩn của thị trường Nga thậm chí còn  cao hơn châu Âu” – ông Nguyễn Bình Giang cho hay.

Bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ.

Mức thuế dù đã được giảm sau khi Nga cam kết gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu được áp dụng với một số sản phẩm nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như chè, gạo… vẫn tương đối cao. Đặc biệt, việc thanh toán giữa doanh nghiệp (DN) 2 nước còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chuyển đổi đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuiệt Nam trong bán hàng trả chậm với phía Nga, dẫn đến nhiều công ty phải đối măt với các khoản nợ khó đòi từ các đối tác Nga…

Chủ động tiếp cận linh hoạt hơn

Là nước nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế lớn đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đây cũng là những mặt hàng Nga có nhu cầu rất cao. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, đối với Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Công Thương đề xuất, Nga sớm chấp thuận danh sách các DN đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường này; tăng cường phối hợp với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xem xét cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán giao dịch giữa DN hai nước, đảm bảo khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam.

Các Bộ, ngành cũng được đề nghị chủ động và tích cực trong công tác tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin, tình hình thị trường Nga cho các DN và Hiệp hội, bên cạnh đó tích cực hỗ trợ DN và hiệp hội trong công tác xúc tiến thương mại của DN…

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Việt Nam và Liên bang Nga đang nỗ lực hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga – Belarus – Kazakstan). Với những ưu đãi nhất định về thuế, đây là cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản nói riêng và hàng hóa Việt Nam nói chung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong vòng xoáy giá giảm Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong vòng xoáy giá giảm

Ngày 4/9/2015, Bộ NN và PTNT tổ chức cuộc họp bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh XK nông lâm thủy sản do Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì. Đại diện VASEP, Phó Tổng thư ký Nguyễn Hoài Nam đã báo cáo về tình hình XK thủy sản 8 tháng đầu năm và kiến nghị giải pháp thúc đẩy thủy sản, đặc biệt trong bối cảnh nông sản nói chung và thủy sản nói riêng đang chịu trong vòng xoáy về điều chỉnh mặt bằng giá xuống thấp.

10/09/2015
Các lều nước mắm nhộn nhịp trong vụ cá nam Các lều nước mắm nhộn nhịp trong vụ cá nam

Từ đầu vụ cá nam đến nay, sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) đạt năng suất cao. Điều này không chỉ mang lại niềm vui cho những người trực tiếp đánh bắt, mà các cơ sở sản xuất nước mắm cũng phấn khởi vì có đủ nguyên liệu cho vụ muối chượp 2015.

10/09/2015
Chuẩn bị đưa doanh nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản vào hoạt động Chuẩn bị đưa doanh nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản vào hoạt động

Huyện ủy - UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau - chi nhánh Bạc Liêu về việc chuẩn bị khai trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau khi chi nhánh đi vào hoạt động.

10/09/2015
Nuôi thử nghiệm lợn Hương Nuôi thử nghiệm lợn Hương

Lợn Hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, săn chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng.

10/09/2015
Giá heo thấp, người chăn nuôi gặp khó khăn Giá heo thấp, người chăn nuôi gặp khó khăn

Từ đầu năm đến nay, giá heo thấp khiến người chăn nuôi gặp khó. Bà Trần Ngọc Châu, chủ trang trại chăn nuôi heo ở ấp Đông, xã Hòa Long (TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, hiện nay giá heo xuất chuồng bán cho các thương lái chỉ có giá 43.000 - 44.000 đồng/kg, gặp những con heo mỡ nhiều, thương lái ép giá chỉ mua với giá 41.500 đồng/kg; giảm từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Trong khi đó, giá các loại thức ăn cho heo chỉ giảm ít, thậm chí có nhiều loại không giảm.

10/09/2015