Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP
Qua quá trình vận động thực hiện mô hình trồng xoài theo VietGAP, HTX Hoà Lộc có 19 hộ nông dân trồng xoài tham gia và được chứng nhận với diện tích 11,1 ha, sản lượng hàng năm hơn 100 tấn.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ nhiệm HTX Hòa Lộc cho biết, hiện nay toàn bộ HTX có 30 xã viên trồng xoài cát Hòa Lộc trên diện tích khoảng hơn 18,5 ha.
Hàng năm, HTX cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn xoài.
Xoài cát Hòa Lộc được xác định là một trong 7 loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang và đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Đến nay, tỉnh đã xây dựng được vùng chuyên canh trên 1.600 ha tập trung tại các xã giáp sông Tiền như Hòa Hưng, Tân Hưng, An Thái Trung, Đông Hòa Hiệp, Tân Thanh, Mỹ Lương... thuộc huyện Cái Bè.
Qua thời gian phát triển, xoài cát Hòa Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho những người trồng xoài trong khu vực địa lý, đồng thời loại trái cây này được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đến nay, xoài cát Hòa Lộc đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Pháp, Cananda, Nhật Bản,Singapore, Trung Quốc và Đài Loan.
Được biết, mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc theo VietGAP của Hợp tác xã Hoà Lộc được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Dự án xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Cơ quan Phát triển quốc tế Cannada (CIDA).
Có thể bạn quan tâm
Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.
Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.