Đổi đời nhờ nuôi bò sữa
Nói về bước đường thành công của mình, anh Trần Đình Tiến, trú tại Tiểu khu 19/5, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La cho biết: “Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.
Sống ở địa phương có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển nên trước năm 2002, gia đình anh Tiến đã nhận nuôi 4 con bò cho Công ty Giống bò sữa Mộc Châu nhưng do chưa có kinh nghiệm, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên việc nhận nuôi bò sữa không đạt kết quả cao.
Năm 2005, Công ty Giống bò sữa đổi thành Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu và Nhà máy sữa VHT.
Đây là bước ngoặt lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu.
Từ nhận thức trên, anh quyết định phải đầu tư cho đàn bò sữa phát triển.
Anh Tiến mạnh dạn đề xuất với chi Hội nông dân tiểu khu 19/5 và Hội ND Thị trấn về những khó khăn của gia đình và các hộ chăn nuôi bò sữa trong chi Hội.
Ngay sau đó, anh đượcHộiNDgiúp đỡ vay 15 triệu đồng để đầu tư mua thêm con giống.
Ngoài ra, anh còn được Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu và Hội ND thị trấn cùng với Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT về phát triển và chăn nuôi bò sữa.
Cùng với quá trình nỗ lực chịu khó học hỏi, đàn bò sữa của gia đình anh Tiến năm sau cho hiệu quả cao hơn năm trước.
Năm 2007, gia đình anh có 11 con bò, trong đó có 7 con cho sữa và 4 con bê, thu nhập cuối năm trừ chi phí lãi 250 triệu đồng, năm 2008 là 300 triệu đồng, năm 2011 lên tới trên 400 triệu đồng tiền lãi với 16 con bò, trong đó 11 con đang cho vắt sữa.
Có cuộc sống tương đối khá giả, lại là chi Hội trưởng chi Hội Nông dân nên mỗi năm gia đình anh giúp đỡ từ 1-2 hộ hội viên vay từ 8-10 triệu đồng không lấy lãi để các hộ nghèo khó có cơ hội phát triển sản xuất.
Anh cũng tạo việc làm thường xuyên, với mức lương ổn định 2,5 triệu đồng/tháng cho 2 lao động.
Anh Tiến cho biết, trong những năm tới, anh sẽ mở rộng trang trại để đầu tư mua thêm 5-10 con bò sữa, nâng tổng số đàn bò lên 20-25 con.
Bí quyết thành công của anh Tiến rất đơn giản, đó là tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, không ngừng học hỏi trong thực tiên,x sách báo, chủ động nghiên cứu, nắm bắt thị trường và quan trọng là phải biết tích lũy và đầu tư đúng hướng.
Có thể bạn quan tâm
Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.
Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.
Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.