Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 01/08/2013

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

Vườn rau sạch của gia đình ông Oánh

Năm 1999 với số vốn 7 triệu đồng ông mua 6 sào đất trắng tại ấp Cầu Rạt. Nhận thấy đất đai và khí hậu ở đây thích hợp nên ông dành 1 sào đất trồng rau. Ông cải tạo đất nhằm tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng để trồng các loại rau như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau dền, mồng tơi, xà lách. Gần 14 năm trồng rau, ông chưa bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Biện pháp duy nhất được ông áp dụng là dùng hỗn hợp rượu, gừng, tỏi, ớt pha loãng phun vào rau khi có dấu hiệu sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng duy nhất chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật lúc gieo hạt để phòng trừ kiến.

Theo ông Oánh, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Rau được trồng theo từng luống có chiều dài 10m, rộng 3m để đảm bảo nguồn nước tưới và tránh xói mòn khi tưới. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không bị thiếu mà cũng không bị ứ nước. Trung bình mỗi luống rau cho thu khoảng 700 ngàn đồng/vụ, trên 1 sào đất mỗi năm gia đình ông thu khoảng 100 triệu đồng. Nguồn thu này đủ trang trải chi phí trong gia đình và nuôi con ăn học.

Vườn rau sạch của gia đình ông hàng năm được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và công nhận rau an toàn. Đây là mô hình được Hội nông dân xã làm điểm để nhân rộng trong hội viên.

Là ấp trưởng, ông Oánh luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với người nông dân. Tân Phước hiện có 26 hộ đăng ký thực hiện mô hình rau an toàn. Điều ông Oánh trăn trở là hầu hết những hộ có ít đất sản xuất đều gặp khó khăn về vốn, trong khi muốn trồng rau lâu dài phải đầu từ giếng khoan trung bình 10-15 triệu đồng. Nông dân rất mong sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các ngành để có hướng làm ăn hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp tích cực với các địa phương xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có tiêu thụ bưởi da xanh (BDX).

21/09/2015
Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng Gói tôm sú nửa ký còn 2 lạng

Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.

21/09/2015
Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò Sẽ kiểm tra chất cấm trên thịt bò

Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.

21/09/2015
Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.

21/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc Xuất khẩu thủy sản giảm đừng đổi lỗi Trung Quốc

rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.

21/09/2015