Mô Hình Trồng Khoai Mỡ Ở Quảng Thái

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi phù hợp trong phát triển nền nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tại xã Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), hướng đi này đã có những tín hiệu vui, bởi nhiều cây trồng khi đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng khoai mỡ.
Tại xã Quảng Thái, mô hình trồng khoai mỡ được đánh giá cao bởi hiệu quả mang lại rất lớn tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân trong xã. Do khoai mỡ dễ trồng và thích hợp với những chân ruộng khô nên chỉ cần làm đất tơi xốp, làm luống, xuống ngọn, bón đủ phân và làm cỏ, khoai sẽ phát triển tốt cho năng suất cao.
Chạy dọc trên những con đường nội đồng những ngày này, hai bên đường, người dân đang nô nức thu hoạch khoai, nhìn những đống khoai nằm ngổn ngang trên mặt ruộng và nụ cười luôn hiện hữu trên môi những người nông dân, chúng tôi đoán chắc vụ khoai năm nay người nông dân vừa được mùa, vừa được giá.
Chúng tôi tìm đến hộ anh Hoàng Đình Phong, HTX Tam Giang. Anh cho biết: Gia đình tôi làm 1,5 sào khoai mỡ, trung bình mỗi sào cho thu nhập 7 tạ tương đương 2,8 triệu đồng. Do chi phí bỏ ra không cao nên với 1,5 sào khoai mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 3 triệu đồng/vụ. So với trồng lúa, nguồn thu này cao hơn gấp 2, 3 lần”.
Anh Phong còn cho biết, do phần lớn đất trên địa bàn là đất cát pha nên chỉ trồng 1 vụ lúa, nếu không trồng khoai, đậu chỉ có nước bỏ hoang. Nhìn anh Phong đang cuốc lật từng khóm khoai, những củ khoai nằm lăn lóc trên mặt đất trông rất thích mắt.
Trồng khoai vốn đầu tư ban đầu không lớn, nguồn giống lại sẵn có tại địa phương, công chăm sóc ít, chỉ tốn chi phí phân bón. Sau 5 tháng, khoai cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha, với giá bán 4.000 đồng/kg, mỗi ha khoai mỡ người dân thu nhập gần 40 triệu đồng. So với các loại cây trồng khác như lạc, sắn, lúa thì khoai mỡ cho hiệu quả cao hơn.
Một lý do khiến mô hình trồng khoai mỡ phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao là bởi có đầu ra tương đối ổn định. Ông Hoàng Thanh Tuyền, Chủ nhiệm HTX Tam Giang, cho biết: Vụ này, chúng tôi hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thực phẩm Huế 84 tấn khoai.
Mọi năm, chúng tôi hợp đồng khoảng 70 tấn, nhưng năm nay sản lượng tăng nên chúng tôi yêu cầu đơn vị thu mua tăng số lượng. Nhờ có đơn vị bao tiêu sản phẩm nên người dân không lo lắng về đầu ra sau khi thu hoạch. Việc hợp đồng trước vụ thu hoạch tạo điều kiện để HTX điều tiết diện tích trồng nên không xảy ra tình trạng sản xuất không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng khó về đầu ra.
Đến nay, toàn xã Quảng Thái có 30 ha khoai mỡ. Đánh giá về hiệu quả của mô hình trồng khoai mỡ trên những chân ruộng khô, ông Phan Nông, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, cho biết: “Hiệu quả của mô hình trồng khoai mỡ mang lại góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên thu nhập người dân ngày một nâng lên, hiện nay thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng/người/năm.
Thuận lợi lớn nhất khi người dân thực hiện mô hình này là nhờ Công ty TNHH MTV thực phẩm Huế bao tiêu sản phẩm. Thời gian tới, xã sẽ tạo mọi điều kiện để người dân có thể mở rộng mô hình này. Quan trong nhất là tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty thu mua sản phẩm của bà con. Đầu ra là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của một mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, từ Tỉnh lộ 941 nhìn sang bờ bên kia kênh Mặc Cần Dưng, thuộc địa phận xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân đang tất bật thu hoạch dưa leo để kịp cân cho thương lái. Phong trào trồng dưa leo trên đất ruộng được bà con áp dụng phổ biến khoảng 2 năm nay đã giúp nhiều gia đình có thu nhập khá cao

Những năm gần đây, phong trào nông dân giúp nhau làm kinh tế được nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá hiệu quả, nhờ đó nhiều nông dân đã thoát nghèo, làm giàu. Trong số đó có anh Pi Năng Liêm, ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh

Nạn phá rừng, vận chuyển gỗ lậu ở miền tây Nghệ An hiện đang vô cùng nhức nhối. Chính đội trưởng đội kiểm lâm cơ động số 1 Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Lê Xuân Đình thừa nhận: “Mỗi năm có hơn ngàn khối gỗ trôi về xuôi”...

Trong vài năm gần đây, bà con nông dân huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trồng lạc thu đông trên chân đất đậu tương hè, lúa mùa sớm bán giống trồng lạc vụ xuân cho thu nhập cao. Trồng thâm canh 1 sào Bắc bộ lạc thu đông, năng suất 90-100kg, cho thu 1,8-2 triệu đồng

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, có trên 980 ha tôm nuôi của địa phương này trong tuần qua tiếp tục bị chết, nâng tổng số diện tích tôm chết ở đây từ đầu năm đến nay là hơn 11.770 ha, tăng gần 2.000 ha so với thời điểm giữa tháng 7