Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Khổ Qua Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Mô Hình Trồng Khổ Qua Theo Hướng An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 14/10/2013

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

Trước khi vào hội thảo, đại biểu đi tham quan thực tế mô hình gần 2 công đất ruộng lên líp trồng trồng khổ qua của anh Châu Văn Hòa. Anh Hòa chia thành 4 liếp, mặt rộng 3,5 mét, cao hơn mặt ruộng 5 tấc, mỗi liếp trồng 4 hàng khổ qua, cây trồng cách cây 5 tấc, với tổng cộng trên 2.000 gốc giây khổ qua, loại giống An Giang 303.

Trong thời gian thực hiện mô hình, anh được kỹ sư Phòng Nông nghiệp Bảo vệ thực vật huyện Càng Long trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh, tuân thủ theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo trái sạch, phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Qua 30 ngày trồng, khổ qua cho thu hoạch lứa trái chín và tiếp tục thu hoạch đông ken kéo dài đến gần 1 tháng rưỡi. Do khổ qua trồng trong thời điểm mùa nghịch nên giá cả luôn ở mức cao, có lúc lên 8.000 đồng/ký và nhiều lúc hút hàng không đủ bán.

Qua mô hình của anh Hòa chiết tính: 2 công trồng khổ qua thu trên 4.000 ký trái (4 tấn), bán với giá bình quân 6.000 đồng/ký, gia đình tổng thu được 24 triệu đồng. Trừ mọi chi phí đầu tư 8.100.000 đồng, còn thực lãi trên 15.900.000 đồng. tăng gấp 4 lần trồng lúa. Theo bà con dự Hội thảo đánh giá, đây là mô hình tốt, dễ thực hiện, mang lại hiệu rất cao.

Được biết “trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học” là mô hình được xã Nhị Long Phú đầu tư từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thí điểm tại ấp Hiệp Phú. Quy mô thực hiện trên diện tích 10.000m2, với 7 hộ tham gia. Xã hỗ trợ đầu tư 13.200.000 đồng tiền mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhìn chung 100% hộ trồng đều mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao, bà con rất phấn khởi.

Việc thực hiện mô hình đã góp phần nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng trọt cho các hộ dân ở địa phương, góp phần thúc đẩy phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp Khá Lên Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.

20/07/2012
Kết Hợp Nuôi Cúc, Trồng Gừng Đạt Hiệu Quả Cao Kết Hợp Nuôi Cúc, Trồng Gừng Đạt Hiệu Quả Cao

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.

23/12/2011
Giàu Lên Từ Nấm Giàu Lên Từ Nấm

HTX nấm của anh Sách (Hải Dương) cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

23/07/2012
Điêu Đứng Vì Gừng Điêu Đứng Vì Gừng

Hàng trăm hộ dân trồng gừng tại Tiền Giang đang đứng ngồi không yên vì giá xuống thấp, bán không ai mua.

20/04/2012
Chặn Đứng Dịch Bệnh Tôm Chặn Đứng Dịch Bệnh Tôm

Vào vụ nuôi tôm 2012, người dân các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau hết sức thận trọng, tìm đủ mọi cách ứng dụng kỹ thuật, vệ sinh ao nuôi trước khi thả giống.

20/04/2012