Mô Hình Trồng Gừng Xen Hành Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ngoài cách trồng gừng trong bao sọt và cách trồng thâm canh trên đất thuộc ruộng anh Huỳnh Tấn Lực ở Phú Cường, Tam Nông, Đồng Tháp đã nghĩ ra phương pháp trồng gừng xen canh với hành để tạo bóng mát che gốc gừng phòng bệnh cháy lá cho gừng và giúp tăng lợi ích về kinh tế trên cùng một diện tích đất. Đầu năm 2011, anh mạnh dạn trồng gừng trên diện tích 15 công đất ruộng.Theo anh thì khâu chọn gừng để làm giống được coi là khâu rất quan trọng. Gừng có nhiều loại như: gừng nồi Long An, gừng dé (địa phương), gừng tàu... Trước khi chọn giống, anh tìm hiểu kỹ tính năng của từng loại giống, xem có thích hợp với thổ nhưỡng của địa phương thì mới chọn trồng.
Anh cho rằng, giống gừng nồi Long An, với đặc tính củ to, da bóng láng, không teo, ít bị sâu bệnh phù hợp trồng ở vùng đất nhiễm phèn như ở địa phương. Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không dùng dao mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch diệt khuẩn, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước.
Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20 cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 - 30 cm, tủ lên một lớp rơm, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối.
Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm thì mang ra ruộng trồng. Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng nên cần lên liếp. Liếp ngang 1,2 m; dài tùy theo khổ đất, cao 20 - 30 cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển. Sau khi làm đất, tiến hành xuống giống gừng, khoảng cách trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm, trồng xong tủ rơm và tưới nước giữ độ ẩm vừa phải để gừng lên. Hai mươi ngày sau khi xuống giống gừng thì tiến hành trồng hành lá xen trên liếp. Anh cho biết phương pháp này ngoài tạo bóng mát cho gốc gừng, ngăn ngừa bệnh cháy lá giai đoạn đầu của gừng còn có tác dụng hút ẩm tốt, ngừa tình trạng tưới dư nước củ gừng dễ bị úng.
Sau khi trồng hành, phải tưới nước và bón phân đình kỳ. Hành trồng khoảng 45 ngày là có thể thu hoạch, lúc đó thì cây gừng đã được hơn hai tháng tuổi, gừng đã đẻ được 3 - 4 nhánh, khi thu hoạch hành cũng đồng thời vun gốc luôn cho cây gừng. Đây còn là biện pháp lấy ngắn nuôi dài, bán hành lấy tiền chăm sóc lại cho cây gừng.
Theo anh tính toán: Hiện nay, 1 công gừng của gia đình anh có thể đạt năng suất từ 4,5 đến 5 tấn củ, với giá bán gừng hiện nay từ 20.000 đồng/kg, thì một công đất trồng gừng, sau khi thu hoạch anh có thể thu được 90 triệu đồng, trừ chi phí (giống + phân + nhân công) khoảng 28 triệu đồng, anh còn lời được 62 triệu đồng/công. Với 15 công đất, lợi nhuận của anh sẽ vô cùng lớn, trên 1,4 tỷ đồng, chưa tính lợi nhuận từ trồng hành. So với trồng lúa thì trồng gừng hiệu quả hơn. Đây cũng là mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cần được nhân rộng trong thời gian tới
Có thể bạn quan tâm

Theo phản ảnh của nhiều nông dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang… thì mấy năm gần đây loài bọ hung này không chỉ gây hại trên cây gừng mà nó còn gây hại trên một số loại cây trồng lấy củ khác như khoai mỡ, khoai cao… mà bà con quen gọi là con bọ rầy.

Ngoài cách trồng gừng trong bao sọt và cách trồng thâm canh trên đất thuộc ruộng anh Huỳnh Tấn Lực ở Phú Cường, Tam Nông, Đồng Tháp đã nghĩ ra phương pháp trồng gừng xen canh với hành để tạo bóng mát che gốc gừng phòng bệnh cháy lá cho gừng và giúp tăng lợi ích về kinh tế trên cùng một diện tích đất. Đầu năm 2011, anh mạnh dạn trồng gừng trên diện tích 15 công đất ruộng.

Những người có kinh nghiệm nhiều năm trồng gừng ở Chợ Mới cho biết, gừng cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng để bỏ lúa chuyển sang trồng gừng thì đúng là quá… mạo hiểm. Bởi, một, hai vụ đầu rất bấp bênh do chưa hiểu được đặc tính của nó, chưa có kinh nghiệm, từ lẽ đó nhiều người dù thấy lợi vậy chứ không dám trồng, nhưng ai đã trồng thì sẽ mê. Có người đã phất lên làm giàu từ gừng, chuyên sống bằng nghề trồng và mua bán gừng. Năm nay, huyện Chợ Mới có khoảng 40 ha đất trồng gừng, tập trung ở các xã: Mỹ An, Kiến Thành, Tấn Mỹ, Hội An, Mỹ Hội Ðông… năng suất trung bình 40 tấn/ha.

Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, gừng được sử dụng làm mứt. Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.

Ở nước ta, cây gừng (Zingiber officinale) được trồng phổ biến trong các hộ gia đình, chủ yếu để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Vài năm trở lại đây, gừng trở thành cây có giá trị kinh tế khá cao. Thấy vậy, nông dân đổ xô nhau chuyển sang trồng gừng. Thế là các dịch hại trước đây ít được quan tâm thì nay có dịp bộc phát. Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có thể sử dụng như 1 tài liệu để tham khảo.