Trồng Gừng Trong Bao Nilon Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Những người có kinh nghiệm nhiều năm trồng gừng ở Chợ Mới cho biết, gừng cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng để bỏ lúa chuyển sang trồng gừng thì đúng là quá… mạo hiểm. Bởi, một, hai vụ đầu rất bấp bênh do chưa hiểu được đặc tính của nó, chưa có kinh nghiệm, từ lẽ đó nhiều người dù thấy lợi vậy chứ không dám trồng, nhưng ai đã trồng thì sẽ mê. Có người đã phất lên làm giàu từ gừng, chuyên sống bằng nghề trồng và mua bán gừng. Năm nay, huyện Chợ Mới có khoảng 40 ha đất trồng gừng, tập trung ở các xã: Mỹ An, Kiến Thành, Tấn Mỹ, Hội An, Mỹ Hội Ðông… năng suất trung bình 40 tấn/ha.
Ông Ngô Văn Sở, Chủ tịch Hội Nông dân Chợ Mới cho biết, nhận thấy được giá trị kinh tế của nó, nhưng phong trào trồng gừng vẫn chưa thật sự phổ biến như các loại hoa màu khác, chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và triển khai phương pháp trồng gừng trong bọc ny-lon từ tháng 3-2004, được nhiều nông dân hưởng ứng và đã có một vụ gừng bội thu, nên hiện nay nông dân không còn thấp thỏm lo sợ… lỗ vốn khi đầu tư trồng gừng. Bởi, với phương pháp mới này vừa tiết kiệm chi phí, công lao động chăm sóc, dễ phát hiện sâu bệnh và xử lý nhanh các biện pháp phòng trừ. Có người chưa từng làm ruộng rẫy gì cả, qua tìm hiểu và thấy nhiều người làm hiệu quả cũng mê và quyết định thử một phen, không ngờ kết quả đạt được ngoài mong đợi…
Ðó là trường hợp của chị Võ Thị Thúy Phượng, năm nay 34 tuổi, mười mấy năm làm nghề uốn tóc rất có tiếng ở ấp Long Quới, xã Long Ðiền B, vậy mà bỗng xoay sang trồng gừng. Tận dụng khu đất trống quanh nhà, chị Phượng mua 120kg gừng giống về trồng được 1.500 bọc. Hiện nay, gừng của chị đã 6 tháng tuổi, rất xanh tốt, ai nấy đi ngang đều tấm tắc khen chị “khéo tay”. Chị Phượng cho biết, giai đoạn này gừng đang phát triển rất mạnh, củ nở to và rất nhanh. Mới hôm qua thấy nó nở lồi củ lên, mang đất vô cho nó, vậy mà hôm sau lại thấy củ lồi ra to hơn, biết làm sao đành phải dẹp ngang chuyện uốn tóc mà đi chăm sóc “đám con cưng”. Gừng của chị hiện nay đạt khoảng 1,5kg/bọc. Chị phượng cho biết thêm, chờ qua con nước tháng 7 thì để luôn bán gừng giống, chắc chắn năng suất còn cao hơn rất nhiều.
Còn ông Võ Văn Lon, người chuyên sống bằng nghề trồng và mua bán gừng, với hơn 25 năm kinh nghiệm trồng gừng, ông hiểu rõ từng đặc tính của nó, nên năm nào cũng trúng mùa. Năm nay, ông Lon trồng 7 công gừng và cho biết, trồng gừng trong bọc ny-lon cho hiệu quả rất khả quan và không mạo hiểm như trồng trên mặt ruộng. Ông hy vọng với phương pháp mới này nghề trồng gừng sẽ thật sự được quan tâm và sẽ trở thành cây màu thế mạnh của địa phương. Hiện nay, giá gừng non khoảng 15.000đồng/kg, gừng giống khoảng 21.000 đồng/kg, trừ hết chi phí lời trên 20 triệu đồng/công. Theo ông, gừng được xuất khẩu mạnh nhất ở các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia, nhưng hình thức mua bán còn tự phát, chưa có một cơ quan, tổ chức nào quan tâm đúng mức đứng ra ký kết hợp đồng mua bán với nước ngoài để nông dân yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Những người có kinh nghiệm nhiều năm trồng gừng ở Chợ Mới cho biết, gừng cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng để bỏ lúa chuyển sang trồng gừng thì đúng là quá… mạo hiểm. Bởi, một, hai vụ đầu rất bấp bênh do chưa hiểu được đặc tính của nó, chưa có kinh nghiệm, từ lẽ đó nhiều người dù thấy lợi vậy chứ không dám trồng, nhưng ai đã trồng thì sẽ mê. Có người đã phất lên làm giàu từ gừng, chuyên sống bằng nghề trồng và mua bán gừng. Năm nay, huyện Chợ Mới có khoảng 40 ha đất trồng gừng, tập trung ở các xã: Mỹ An, Kiến Thành, Tấn Mỹ, Hội An, Mỹ Hội Ðông… năng suất trung bình 40 tấn/ha.
Gừng là loại cây rau gia vị được trồng khá phổ biến vì chúng dễ trồng, đa dụng và có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, gừng được sử dụng làm mứt. Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch.
Ở nước ta, cây gừng (Zingiber officinale) được trồng phổ biến trong các hộ gia đình, chủ yếu để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Vài năm trở lại đây, gừng trở thành cây có giá trị kinh tế khá cao. Thấy vậy, nông dân đổ xô nhau chuyển sang trồng gừng. Thế là các dịch hại trước đây ít được quan tâm thì nay có dịp bộc phát. Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có thể sử dụng như 1 tài liệu để tham khảo.
Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn. Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng
Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh...