Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Lang Chánh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước đầu thí điểm ở 5 xã: Tân Phúc, Trí Nang, Giao An, Giao Thiện và Đồng Lương với 33.000 gốc gấc thu hút 131 hộ tham gia. Các hộ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và thâm canh cây gấc, được hỗ trợ cây giống và phân bón. Công ty Phú Nông (Vĩnh Lộc) ký cam kết bao tiêu sản phẩm với giá 3.000 đồng/kg.
Việc thử nghiệm thành công mô hình trồng gấc ở huyện Lang Chánh đã giúp bà con nông dân tận dụng tốt hơn diện tích đất bãi, đất đồi bị bỏ hoang và diện tích trồng màu kém hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, bà con nông dân đang rất cần sự bảo đảm lâu dài về thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ mới vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bắp (ngô) chuyển gen đã và đang mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng đã có thêm 8 chi hội ND không còn hội viên nghèo, nâng tổng số chi hội không còn hộ hội viên nghèo lên 53. Có được kết quả này là nhờ các cấp Hội ND đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ hội viên, ND.

Sáng 7.10, tại Hà Nội, Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”. Đây là năm thứ ba chương trình được tổ chức.

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore.