Đóng mới tàu cá có thể được hỗ trợ tới 7.300 triệu đồng
Dự thảo nêu rõ, về nguyên tắc hỗ trợ, chủ tàu chỉ được hỗ trợ một lần sau đầu tư sau khi hoàn thành đóng mới; nâng cấp tàu. Trong trường hợp một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì tổ chức, cá nhân thụ hưởng được lựa chọn một chính sách hỗ trợ cao nhất.
Mỗi con tàu chỉ được nhận một lần hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách tín dụng đóng mới tàu, nâng cấp tàu quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP hoặc theo chính sách thí điểm hỗ trợ một lần sau đầu tư quy định tại Quyết định này.
Điều kiện hỗ trợ là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có phương án đầu tư đóng tàu, có khả năng tài chính và phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Chủ tàu chỉ được nhận hỗ trợ khi có đầy đủ các giấy tờ sau: Đối với trường hợp đóng mới tàu phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản; Đối với trường hợp nâng cấp tàu cần có Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Về mức hỗ trợ cho đóng mới tàu: Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 1.400 triệu đồng/tàu.
Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản: Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV đến dưới 800 CV chủ tàu được hỗ trợ 42% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 2.900 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 6.200 triệu đồng/tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ; đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu nhưng không quá 1.200 triệu đồng/tàu.
Đối với nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị nâng cấp tàu, nhưng không quá 400 triệu đồng/tàu.
Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị khai thác; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa: Chủ tàu được hỗ trợ 20% tổng giá trị nâng cấp tàu nhưng không quá 200 triệu đồng/tàu.
Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Có thể bạn quan tâm
Là tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái đứng đầu cả nước nên việc thay đổi ngành Nông nghiệp, Tiền Giang không thể bỏ qua nhóm hàng này. Theo đánh giá của Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), có lẽ chưa có loại nông sản nào có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng và ổn định như trái thanh long.
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu thu hoạch sớm vụ lúa Thu đông 2013. Tuy nhiên, giá lúa liên tục sụt giảm trong những ngày qua, nhất là những giống có phẩm cấp gạo thấp (IR 50404), đã khiến nhà nông không khỏi lo lắng.
Nước lũ đang đổ mạnh về các địa phương ở vùng ĐBSCL. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh mùa lũ theo đó cũng bắt đầu nhộn nhịp. Người dân ở TP Cần Thơ đang kỳ vọng nước lũ về nhiều hơn mọi năm, tạo thuận lợi cho kinh doanh chài lưới, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…
Anh Hồ Duy Trung (ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) với ý định ban đầu nuôi chồn hương để làm thú cảnh, nhưng giờ trở nên khá giả nhờ loại động vật hoang dã này.
Ba giống “cây hoang” từ những cánh rừng của Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Lắk có tên là cần dại, lỗ bình và bầu đất đã được một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Đà Lạt đưa về triển khai mô hình chuyển giao sản xuất đại trà tại khu vực Nam Ban (Lâm Hà) và bước đầu thu những kết quả khá triển vọng.