Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ

Qua khảo sát thực tế trong mỗi vụ dưa, bà con nông dân phun đến 20 - 30 lần các loại thuốc.
Vào tháng 7 vừa qua, Trạm Khuyến nông Tân Trụ đã thực hiện một điểm trình diễn "Thâm canh dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học" tại ấp 4, xã Lạc Tấn trên quy mô 1,2 ha.
Anh Nguyễn Văn Đoàn, chủ hộ cộng tác làm điểm trình diễn được hướng dẫn và trực tiếp áp dụng quy trình, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ cho anh toàn bộ chi phí hạt giống và 30% chi phí phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học để thay thế một phần phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Được biết, các sản phẩm phân và thuốc có nguồn gốc sinh học sử dụng tại ruộng dưa hấu của anh Đoàn có khá nhiều loại, trong đó các chế phẩm nấm Trichoderma và nấm xanh Ometar được anh Đoàn đánh giá cao và hiệu quả. Anh nhận xét khi sử dụng nấm Trichoderma thì cây con đạt tỷ lệ sống rất cao nên ngoài việc giảm lượng giống và bớt công dặm, giảm bệnh cháy lá, chạy dây nên so với mọi năm, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể. Chế phẩm nấm xanh Ometar cũng đem lại lợi ích tương tự.
Khuyến cáo người trồng dưa hấu và các loại cây trồng khác theo hướng sinh học là mục tiêu rất cần phổ biến rộng rãi vì cải thiện quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân mà về lâu dài còn giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn độ phì nhiêu đất, giảm nguy cơ độc hại đối với người sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dưa hấu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, qua khảo sát, quy hoạch đất trồng lúa tại Bình Định, nhóm đất nhiễm phèn, mặn trung bình và ít khoảng 3.939 ha, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn.

Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.

Ngày 11.11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 3).

Ngày 12.11, ông Lê Bá Duy, Phó Giám đốc Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Phú Tài, cho biết: BIDV Chi nhánh Phú Tài vừa tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ đóng mới 10 tàu vỏ thép cho 10 ngư dân huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Cát, với tổng giá trị đầu tư 177 tỉ đồng.