Mô hình trồng dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học tại Tân Trụ
Qua khảo sát thực tế trong mỗi vụ dưa, bà con nông dân phun đến 20 - 30 lần các loại thuốc.
Vào tháng 7 vừa qua, Trạm Khuyến nông Tân Trụ đã thực hiện một điểm trình diễn "Thâm canh dưa hấu theo hướng hữu cơ sinh học" tại ấp 4, xã Lạc Tấn trên quy mô 1,2 ha.
Anh Nguyễn Văn Đoàn, chủ hộ cộng tác làm điểm trình diễn được hướng dẫn và trực tiếp áp dụng quy trình, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ cho anh toàn bộ chi phí hạt giống và 30% chi phí phân hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học để thay thế một phần phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Được biết, các sản phẩm phân và thuốc có nguồn gốc sinh học sử dụng tại ruộng dưa hấu của anh Đoàn có khá nhiều loại, trong đó các chế phẩm nấm Trichoderma và nấm xanh Ometar được anh Đoàn đánh giá cao và hiệu quả. Anh nhận xét khi sử dụng nấm Trichoderma thì cây con đạt tỷ lệ sống rất cao nên ngoài việc giảm lượng giống và bớt công dặm, giảm bệnh cháy lá, chạy dây nên so với mọi năm, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể. Chế phẩm nấm xanh Ometar cũng đem lại lợi ích tương tự.
Khuyến cáo người trồng dưa hấu và các loại cây trồng khác theo hướng sinh học là mục tiêu rất cần phổ biến rộng rãi vì cải thiện quy trình canh tác theo hướng hữu cơ sinh học không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân mà về lâu dài còn giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn độ phì nhiêu đất, giảm nguy cơ độc hại đối với người sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dưa hấu.
Related news
Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...
Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.
Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…