Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong
Publish date: Thursday. June 21st, 2012

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm. Ông cho biết, do năm 2012 nhuần hai tháng tư âm lịch nên vụ tôm của bà con xã viên sẽ trễ hơn vì chờ cho đến khi có nguồn nước mưa dồi dào. Dưới cơn mưa lất phất, ông Chủ tịch HTX ở thôn Thanh Phong kể lại mô hình muối - tôm đang làm thay đổi cuộc sống của những người trước nay chuyên làm muối.

HTX Thanh Phong có khoảng 23 ha đồng muối. Nhiều năm qua do giá muối vẫn trồi sụt thất thường nên đời sống xã viên chưa khá lên được.

Năm 2008, giá muối thu mua tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam bỗng tăng đột biến lên đến 1.200 đồng/kg, trong khi giá tôm lại giảm đi. Một số hộ xã viên trước đó tranh thủ nuôi tôm với diện tích nhỏ lẻ, chuyển sang làm muối, kiếm thêm thu nhập. Trong quá trình sản xuất kết hợp muối – tôm, có một số hộ đạt năng suất cao, cũng như có ý kiến cho rằng: Có thể do trong quá trình sản xuất muối, nơi nuôi tôm (vụ sau) đã diệt được mầm bệnh, làm con tôm khỏe mạnh.

Kinh nghiệm này nhanh chóng lan truyền trong bà con xã viên, nên từ năm 2009 mô hình thâm canh muối - tôm bắt đầu được HTX Thanh Phong triển khai thí điểm. Theo đó dựa vào thời tiết tại địa phương, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là làm vụ muối, còn từ tháng 5 đến tháng 10 sẽ nuôi tôm trên cùng diện tích. Trung bình trên 1 ha diện tích, vụ muối cho thu hoạch bình quân 90 tấn, còn vụ tôm khoảng 6 tấn (theo khuyến cáo thả thưa con giống). Nếu giá cả duy trì ổn định như hiện nay với 1.000 đồng/kg muối và 90.000 đồng/kg tôm, chắc chắn bà con xã viên không còn cảnh nghèo - ông Nguyễn Văn Khâm tâm sự.

Thực ra vài năm trở lại đây, khi phần đông trong số 151 xã viên của HTX Thanh Phong áp dụng mô hình muối - tôm thì đời sống kinh tế của các hộ này có sự khởi sắc đáng kể. Sau thời gian ngắn liên tục trúng vụ và trúng giá những xã viên như Võ Văn Thoáng, Nguyễn Xuân Thú… đều bắt đầu có của ăn của để, người xây được nhà mới…

“Được mùa tôm chớ phụ mùa muối” là câu nói đang được nhiều xã viên HTX Thanh Phong lấy làm tâm đắc, dặn dò con cháu họ trước sau vẫn thủy chung với đồng muối, bởi muối là chuyện lâu dài, còn cánh đồng tôm thì phải chờ thời gian trả lời...

Related news

Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu

Với đặc điểm dễ nuôi, ít tốn thức ăn,nhanh thu hoạch, nghề nuôi ốc hương ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, khi mà diện tích và số hộ nuôi trồng của địa phương vẫn chưa được mở rộng.

Monday. November 5th, 2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Thursday. November 8th, 2012
Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Saturday. June 22nd, 2013
Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Friday. November 9th, 2012
Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Saturday. June 22nd, 2013