Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả
Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).
Sau gần 12 tháng thực hiện đến giai đoạn thu hoạch, hộ ông Kator Danh thâm canh mỳ giống KM 228 đạt trên 33 tấn/ha, với chi phí đầu tư gần 35 triệu đồng/ha, doanh thu gần 58 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận trên 23 triệu đồng/ha; hộ ông Đá Mài Ben, thâm canh mỳ giống KM 140, đạt gần 22,5 tấn/ha, cao hơn gấp 3 lần các hộ trồng mỳ giống cũ, với chi phí đầu tư 34,4 triệu đồng/ha, doanh thu gần 39 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận gần 5 triệu đồng/ha. Đặc điểm sinh học của 2 giống mỳ mới là kháng bệnh tốt, rất ít sâu bệnh.
Có thể khẳng định, 2 giống mỳ KM 228 và KM 140 đang chiếm ưu thế hơn nhiều so các giống mỳ cũ đang canh tác tại huyện Thuận Bắc. Đây cũng là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình thâm canh mỳ cho các xã miền núi huyện Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi vừa bế giảng lớp bồi dưỡng, kiểm tra tay nghề dẫn tinh viên phục vụ thực hiện Dự án “Cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò thịt, giai đoạn 2014 - 2018” cho 30 học viên.
UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án “Hỗ trợ hợp tác công - tư phát triển ngành xoài bền vững”.
Sáng 17/11, nhân viên Đội Quản lý trật tự tuyến biển TP Tuy Hòa (Phú Yên) phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm cấm người dân xuống biển tắm, do có cá lạ xuất hiện.
Đến giữa tháng 11.2015, Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã cấp hơn 300 giấy chứng nhận đăng ký cho tàu cá của ngư dân đánh bắt trong hồ Dầu Tiếng.
Sáng 17-11, người dân đã ùn ùn kéo đến một một nhà hàng tại quận 4 và quận 7 để chiêm ngưỡng hai con cá hô khủng, gồm cá hô đỏ (nặng 130kg, dài 1,5m) và cá hô đen (nặng 110kg, dài 1,3m).