Mô Hình Sản Xuất Lúa Theo Hướng VietGAP: Hứa Hẹn Vụ Mùa Bội Thu
Mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) trên địa bàn ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau, với 17 ha của 20 hộ tham gia trồng thử nghiệm giống OM 6600 đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bông.
Không chỉ giúp nông dân giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao giá bán, sức cạnh tranh mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe cho người sản xuất.
Từ khi được triển khai thực hiện từ năm 2009 đến nay, dự án tác động tích cực đến đời sống của người dân. Sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà xã An Xuyên đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Cầm tay chỉ việcLà một xã thuần nông, trước đây, nông dân An Xuyên thường canh tác các giống lúa mùa địa phương, năng suất bấp bênh, thu nhập không ổn định. Những năm gần đây, việc lên bờ bao nuôi tôm và sản xuất lúa trung vụ được khuyến khích, nên năng suất lúa có tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa vẫn còn nhiều hạn chế.
Năm 2011, được sự tài trợ của dự án thông qua nguồn kinh phí Quỹ CIF, xã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho nông dân. Với thời gian 8 tuần thực học, 31 thành viên của tổ được giới thiệu về VietGAP, hướng dẫn triển khai thực hiện VietGAP trên lúa.
Theo đó, quy trình áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: tiêu chuẩn chọn giống, độ thuần của giống, các yêu cầu kỹ thuật phòng bệnh IPM, chương trình "3 giảm, 3 tăng", khử lẫn lúa khác giống, lúa cỏ, cỏ dại, sử dụng thuốc cách ly an toàn cho sản phẩm khi tiêu thụ ra thị trường được triển khai tường tận.
Do là năm đầu tiên sản xuất lúa theo hướng VietGAP nên cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nhiều lần. Việc khử lẫn chỉ chú trọng giai đoạn diệt cỏ dại, lúa gài giai đoạn đẻ nhánh, trước và sau trổ…
Tham gia khóa tập huấn, ngoài việc được trao đổi về kiến thức và kinh nghiệm trong canh tác lúa với cán bộ, nông dân còn được hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng trong suốt thời gian từ khi lúa sinh trưởng đến thu hoạch. Qua khóa học, các thành viên đều tỏ ra hứng khởi với các kiến thức mới.
Cần đầu tư nhân rộng
Anh Diệp Xuân An, ấp Tân Thuộc, cho biết, sản xuất lúa sạch và an toàn có giá trị kinh tế cao là điều mà nông dân luôn hướng đến. Tuy nhiên, khi thay đổi các phương thức sản xuất, nông dân thường tự ý thực hiện riêng lẻ, mỗi người có cách làm riêng, tính hiệu quả chưa cao.
Khi tham gia khóa tập huấn, được tiếp cận các kỹ năng sản xuất lúa theo hướng VietGAP, anh biết được cách chọn giống lúa phù hợp, các tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, việc thăm đồng và xử lý đồng ruộng thường xuyên theo cách làm mới giúp anh phân tích được các loại sâu hại; từ đó có hướng quản lý bệnh hại trên lúa đạt hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã An Xuyên, cho biết, thời gian tới, xã sẽ tổ chức nhân rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất lúa theo hướng VietGAP ra các ấp còn lại nhằm phát huy tính hiệu quả từ mô hình.
Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tăng thu nhập cho người dân, cần đầu tư hỗ trợ nhân rộng, tăng cường thông tin quảng bá./.
Có thể bạn quan tâm
Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.
Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.
Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.
Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.