Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận tại Đồng Nai

Nhận thấy đất đai ở cù lao Ba Xê có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi. Năm 2013, anh Phạm Tuấn Hoàng ở phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã quyết định thuê 6 ha đất tại nơi này để nuôi vịt trời - loại động vật hoang dã hiện có rất ít hộ trong cả nước nuôi thành công.
Nhờ những cách làm hiệu quả, khoa học trong chăm sóc, chỉ sau một thời gian ngắn, đàn vịt trời đã giúp nông dân này thu lãi tiền tỷ. Cộng tác viên Lê Đức và Nam Hải giới thiệu về mô hình làm kinh tế hiệu quả này của anh nông dân Phạm Tuấn Hoàng.
Cách Ủy ban Nhân dân phường Long Bình Tân, mất 10 phút đi xuồng máy là đến trang trại nuôi vịt trời của anh Phạm Tuấn Hoàng.
Nói là trang trại, nhưng thực chất, toàn bộ đàn vịt hơn 15 ngàn con này đều được chăn thả hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. Theo chủ trại, toàn bộ 6 ha đất này đều được giữ nguyên vẹn từ những đầm nước, cây cối um tùm và kể cả những bãi sình lầy như trước khi được anh thuê lại.
Đàn vịt trời được thả rông và sinh hoạt tự do trong khu vực khá rộng lớn và hoang sơ. Thức ăn của đàn vịt chủ yếu là thóc ngâm, hến, lục bình và những sinh vật do vịt trời tự đi kiếm ăn, hạn chế cho ăn cám công nghiệp. Nhờ đó, giá thành cho mỗi con vịt thương phẩm nặng 1,2kg nuôi trong vòng 2 tháng chỉ tốn khoảng 60 ngàn. Với giá bán bình quân 230 ngàn đồng/kg, mỗi tháng chủ trại thu lãi trên 300 triệu đồng từ đàn vị trời.
Anh Hoàng cho biết, nuôi vịt trời công nghiệp rất tốn kém về chi phi chuồng trại mà vẫn không phù hợp với môi trường hoang dã của vịt thiên nhiên. Nuôi hoang dã không tốn phí về chuồng trại và rất phù hợp với môi trường thiên nhiên, chính vì vậy vịt rất khỏe.
Hiện tại, mỗi tháng anh Hoàng bán gần 2.500 con vịt thương phẩm, gần 7 ngàn con vịt giống. Khách hàng của anh đều là những “mối ruột” đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và số lượng vịt họ đặt mua từng tháng khá ổn định.
Nhận thấy con vịt trời đang cho siêu lợi nhuận, chi phí đầu tư chuồng trại không lớn, đầu ra lại thuận lợi…nên có rất nhiều nông dân đã đầu tư nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: hầu hết đều tự mua giống về nuôi mà không hề quan tâm đến việc tìm hiểu kĩ càng qui trình những vấn đề lưu ý khi nuôi vịt trời. Đây là điều đáng lo, bởi vịt trời vẫn rất dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt nếu như người dân vội vàng đổ xô vào nuôi trong khi chưa nắm vững kĩ thuật chăm sóc loại động vật này.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi vịt trời, anh Hoàng cho biết, vịt con nở bóc trứng thì phải chuẩn bị chuồng trại kín gió có độ ấm thì 36 đến 37 độ. “Không cho vịt tắm sớm, sau 12 ngày mới cho tắm mỗi ngày. Sau 15 ngày thì cho vịt xuống nước tự uống nước và cho ăn.
Ngày đầu tiên nở ra cho vịt ăn cám gà vì họng vịt nhỏ, sau 1 tuần thì cho ăn cám vịt con. Từ 1 tuần đến 20 ngày tuổi thì ngâm lúa 2 ngày và cho ăn lúa, lục bình và hến đổ xuống ao,” anh Hoàng lưu ý.
Hiện nay, anh Hoàng đã hoàn tất việc đăng kí thương hiệu cho đàn vịt trời của mình tại cù lao Ba Xê với tên gọi “Vịt trời Hoàng Yến” lên Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển chăn nuôi vịt trời của nông dân này trong thời gian tới.
Sau khi được công nhận thương hiệu sản phẩm nông sản, anh Hoàng đang ấp ủ dự định đầu tư hệ thống dây chuyền giết mổ để tự sản xuất vịt trời nuôi theo qui trình sạch, giết mổ, đóng gói và cung ứng cho hệ thống các siêu thị trên toàn quốc
Có thể bạn quan tâm

Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

Sau một thời gian ồ ạt chuyển đất lúa sang đào ao ương cá tra giống thì hiện nay, nhiều nông dân ở xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã chọn cách lấp ao và trở lại với nghề trồng lúa truyền thống khi giá cá liên tục sụt giảm, thương lái ngưng thu mua.