Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường
Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.
Nghề nuôi… chỉ cần chịu khó
Được sự giới thiệu và giúp đỡ của Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp, tháng 8/2012, anh Tánh mua 20kg khối ấu trùng (trứng trùn quế) ở Củ Chi về nuôi thử nghiệm. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi trên các sách báo, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực còn mới mẻ này. Anh Tánh chia sẻ: “Trùn quế rất dễ nuôi, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, bà con nông dân chỉ cần tham gia lớp tập huấn hoặc tự nghiên cứu qua tài liệu cũng có thể áp dụng được.
Hơn nữa, nuôi trùn quế không cần đầu tư nhiều vốn mà cần nhất là phải chịu khó. Tuy nhiên lúc đầu, do không có kinh nghiệm tôi ủ phân chưa đủ độ mục, cứ thế cho ăn làm trùn chết hàng loạt và kìm hãm sự phát triển của chúng”. Mô hình nuôi trùn quế được anh Tánh thử nghiệm bằng hai cách là nuôi trên luống và nuôi trong chậu.
Theo anh Tánh, nuôi trong chậu ưu điểm giúp người nuôi tiết kiệm được diện tích, người nuôi cần lưu ý đảm bảo xây chuồng trại kín đáo để che mưa nắng và tránh ánh sáng trực tiếp. Luôn giữ nhiệt độ trung bình trong các luống và chậu trùn ở 20 độ C. Trung bình, cứ 3 ngày cho trùn ăn một lần. Nếu tuân thủ đúng các kỹ thuật thì chỉ sau một tháng với mật độ thả 2 kg giống/m2 cho thu nhập khoảng 7 - 8 kg trùn thương phẩm.
“Một vốn, bốn lời”
Là một trong những gia đình tiên phong áp dụng mô hình nuôi trùn quế kết hợp với chăn nuôi. Nhờ đó, khối lượng phân thải ra của đàn gia cầm, gia súc với hơn 500 con gà, vịt và 10 con bò đã được sử dụng hết và không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời trùn trở thành nguồn thức ăn lớn để chăn nuôi. Cứ sau một tháng thả ấu trùng, trùn quế cho thu hoạch. Trùn thương phẩm được anh đem sấy khô hoặc đông lạnh là nguồn thức ăn hấp dẫn cho bò, gà vịt giúp giảm được 1/3 chi phí giá thành chăn nuôi.
Từ khi triển khai mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi giúp gia đình anh Tánh đạt được một số lợi ích vượt trội như: xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch bón cho cây trồng và nhất là tận dụng được nguyên liệu sẵn có trong vườn như lục bình lá ủ mục, phân gia súc, gia cầm, rơm rạ... Với giá thị trường từ 100 - 150 ngàn đồng/kg trùn thương phẩm, nuôi trùn quế được coi là mô hình sản xuất “làm chơi ăn thật” do dễ làm, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao.
Nếu gia đình nào chịu khó bỏ công sức nuôi trùn quế kết hợp V.A.C thì rất tốt, bởi nuôi trùn quế có nhiều tác dụng như tạo nguồn thức ăn dồi dào cho gà, vịt, ngan, cá... Ngoài ra, phân trùn rất giàu chất dinh dưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Hiện nay, ngoài giá trị dinh dưỡng của thịt trùn, thì phân trùn còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có nhiều lợi ích, giá trị trong sản xuất nông nghiệp: phân trùn quế giàu khoáng chất, giàu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trên lớp đất mặt… giúp cây trồng có thể hấp thu ngay dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.
Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.
Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.
Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.
Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.