Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.
Số lượng giống tôm thẻ thả nuôi 138.000 con, nguồn gốc từ Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Ngãi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 82 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 41,7 triệu đồng.
Trước khi thực hiện mô hình, Trạm khuyến nông huyện đã giới thiệu cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng, cách đầu tư dụng cụ, trang thiết bị và chuẩn bị ao phù hợp cho việc nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon, giống và mật độ nuôi; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật phòng và điều trị một số bệnh của tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do mô hình bị ô nhiễm đất, ô nhiễm nước của vùng nuôi nên mô hình phải “thu hoạch chạy”, tôm nuôi bị bệnh, do đó trọng lượng tôm chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch được phê duyệt. Kết quả, sản lượng thu hoạch đạt gần 1.190 kg, tổng thu nhập hơn 94 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (chưa tính công lao động) lãi hơn 23,7 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon là tiến bộ khoa học mới đối với bà con nông ngư dân Tịnh Hòa (Sơn Tịnh).
Mô hình có khả năng nhân rộng cho vùng nuôi chuyên canh của xã Tịnh Hòa trong năm 2013 nếu được quy hoạch hệ thống tưới tiêu và tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất một cách hệ thống và nhất quán ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm

Là một địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan phù hợp với các loại cây trồng lâu năm, trong đó có cây ăn quả, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mới là cây dài ngày như cây chanh leo, bời lời đỏ, thanh long ruột đỏ... nhằm tìm ra những loại cây phù hợp đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ đất đai và lao động. Cây thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây trồng mới được các hộ nông dân đưa vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế khá.

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.