Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển

Các Ngân Hàng Đồng Hành Cùng Ngư Dân Bám Biển
Ngày đăng: 24/12/2013

Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền.

Năm 2013, nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành phần lớn thanh khoản cho ngư dân vay vốn. Với lãi suất ưu đãi cùng những thủ tục nhanh gọn, hàng trăm ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn đóng mới tàu thuyền công suất lớn để vươn khơi bám biển

Sau những ngày biển động nằm bờ, cặp tàu 500 mã lực của ngư dân Huỳnh Tấn Lâm ở xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị tiếp thêm nhiên liệu để ra khơi. Chủ tàu Huỳnh Tấn Lâm chia sẻ niềm vui, chỉ sau 4 tháng hạ thủy, cặp tàu của anh đã cho thu nhập hơn 4 tỷ đồng, trừ chi phí vẫn còn lãi gần 1 tỷ đồng.

Trước đây, không có tiền sắm tàu lớn, gia đình anh chỉ đánh bắt gần bờ. Giờ nhờ nguồn vốn vay ngân hàng gần 2 tỷ đồng, anh mạnh dạn sắm tàu công suất lớn đánh bắt khơi xa cho thu nhập khá hơn.

Chủ tàu Nguyễn Quốc Vương ở xã Nghĩa An cũng vừa mới vay được hơn 1 tỷ đồng để đóng mới chiếc tàu 500CV chuẩn bị vươn khơi. Anh vui vẻ cho biết, đầu tháng tới, con tàu mới sẽ hạ thủy đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam: “Không có vốn thì bà con phải đi vay vốn nóng ở ngoài, lãi suất rất cao. Nếu tính bình quân ở ngoài cho vay 2 tỷ lãi suất đến 80 triệu, còn vay ngân chỉ phải trả lãi suấ 20 triệu, tính riêng chuyện lãi suất thì người dân lợi được 60 triệu”.

Năm nay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã dành nguồn kinh phí với lãi suất thấp hơn so với cho vay thông thường từ 1-2%/năm để tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đánh bắt khơi xa.

Ông Nguyễn Hồng Chung, phó giám đốc ngân hàng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, năm 2013, các ngân hàng đã cho ngư dân vay gần 1.000 tỷ đồng: “Thực tế, những hộ ngư dân vay đều thoát được cảnh phải chịu lãi cao của các hộ cho vay nặng lãi, chỉ còn lãi vay ngân hàng, vì vậy chi phí giảm nhiều, hiệu quả đánh bắt cao, trước mắt trả nợ cho ngân hàng rất tốt”.

Gói tín dụng dành cho ngư dân đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền, vươn khơi bám biển.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung Hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung

Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.

28/09/2016
Trồng mít Thái trên đất Nam Đàn: dễ trồng, múi to, thơm ngon và ngọt Trồng mít Thái trên đất Nam Đàn: dễ trồng, múi to, thơm ngon và ngọt

Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...

29/09/2016
Độc đáo mô hình kinh doanh Cây xoài nhà tôi Độc đáo mô hình kinh doanh Cây xoài nhà tôi

Dù không có diện tích để canh tác hay trồng trọt nhưng người tiêu dùng vẫn có cơ hội sở hữu vài cây xoài, thậm chí cả vườn xoài đặc sản ở huyện Cao Lãnh thông qua mô hình “Cây xoài nhà tôi”. Đây là ý tưởng độc đáo của Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh với mong muốn mang sản phẩm của mình đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.

29/09/2016
Thôi công chức về quê làm vua thỏ Thôi công chức về quê làm vua thỏ

Sức hút từ khởi nghiệp nông nghiệp đã khiến chàng trai 8x Phạm Văn Dũng từ bỏ vị trí công chức nhà nước về quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (Điện Biên) lập trang trại trồng cây, nuôi con đặc sản.

29/09/2016
Xây nhà lầu cho chim yến ở, thu trăm triệu mỗi năm Xây nhà lầu cho chim yến ở, thu trăm triệu mỗi năm

Xây nhà 600 triệu nhưng chủ yếu để nuôi chim, gia đình Tú (Thanh Hóa) bị hàng xóm nghĩ là "thần kinh". Ít năm sau, chàng trai trẻ đã kiếm được cả trăm triệu từ mô hình của mình.

30/09/2016