Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi tôm ghép cá rô phi hiệu quả ở xã Tân Chánh

Mô hình nuôi tôm ghép cá rô phi hiệu quả ở xã Tân Chánh
Ngày đăng: 27/09/2015

Trong quá trình theo dõi tình hình nuôi tôm ở địa phương, anh nhận thấy hiệu quả nuôi tôm của bà con còn nhiều bấp bênh.

Như năm 2014 vừa qua, diện tích nuôi tôm trong xã có khoảng 650 ha, trong đó diện tích tôm bệnh lên đến 285 ha, chiếm 43,84%.

Trong đó, đa phần tôm bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và hội chứng tôm chết sớm. Từ đó, anh suy nghĩ rất nhiều cho việc tìm kiếm cải thiện cách nuôi như thế nào để giảm thiệt hại cho bà con.

Qua nghiên cứu tài liệu và dự các lớp tập huấn, dạy nghề, thăm quan… anh đã quyết định thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ghép với cá rô phi dựa trên cơ sở cá rô phi có thể giúp làm sạch môi trường để tôm phát triển tốt và bước đầu anh đã thành công.

Anh Sánh cho biết năm 2014 anh thả 170.000 tôm thẻ ghép 100kg cá rô phi trong 2 vèo đặt trong ao, thu được 2.000kg tôm và 300kg cá, ước tính lời được gần 100 triệu đồng, đến vụ 1 năm 2015 anh thả 210.000 tôm thẻ ghép 100kg cá rô phi, thu được 2.400kg tôm, 300kg cá, do giá tôm vụ này thấp nhưng nhờ sản lượng cao nên mức lời cũng duy trì ở mức 100 triệu đồng.

Từ kết quả tích cực như trên nên vụ 2 năm nay, anh tiếp tục thực hiện mô hình nuôi ghép này. Theo anh để có thể nuôi ghép tôm và cá rô phi thành công thì cần lưu ý các điểm sau:

Thứ nhất là phải chuẩn bị ao nuôi thật kỹ lưỡng, cụ thể ao nuôi cần được thiết kế đúng theo yêu cầu nuôi thâm canh.

Sau khi tháo cạn nước, sên bùn và bón vôi CaO với liều lượng khoảng 1 tấn/ha thì cho phơi đáy ao 4 - 5 ngày rồi cấp nước vào ao nuôi qua túi lọc 2 lớp vải. Sau đó 2 ngày có thể thả cá rô phi (loại 10 con/kg) vào ao trong vòng 15 ngày rồi lưới bắt bớt cá chuyển qua ao lắng, kế đến dùng dây thuốc cá 10 kg/1.000m3 để diệt hết cá tạp.

Sau 4 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng Iodine 1 lít/3000m3, sau 3 ngày cấy men vi sinh để duy trì màu nước, kiểm tra các yếu tố môi trường và cho thả giống tôm.

Thứ hai là cần đặt vèo để thả cá ở nơi bùn tập trung nhiều, anh thường đặt 2 vèo, mỗi vèo 30m2 và nên chọn loại vèo làm bằng cước Thái dày có kích thước mắc lưới 5mm.

Thứ ba là ao lắng sau khi sên vét, cấp nước vào ở mức 1m, ngoài số cá rô phi đưa từ ao nuôi qua, nên thả thêm khoảng 30kg cá rô phi để làm nước sạch thêm trước khi đưa vào ao nuôi.

Thứ tư là nên chọn mua tôm giống ở những trại thuần dưỡng tôm giống có uy tín.

Thứ năm là trước khi thả tôm, cho vận hành quạt oxy khoảng 2 giờ, sau đó tạt khoảng 5kg vitamin C rồi chạy quạt thêm 30 phút. Bao chứa tôm giống cần đặt tại ao khoảng 15 phút, sau đó mở túi thả tôm ra ngoài. Nên thả tôm vào lúc 6 giờ sáng, vụ 1 từ tháng 02 - 06 nên thả mật độ 60 con/m2, vụ 2 từ tháng 06 - 10 nên thả 30 con/m2.

Sau 15 ngày thả tôm, có thể thả cá rô phi vào vèo, mỗi vèo 50kg cá, kích cỡ cá 200 con/kg.

Thứ sáu là cần quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, nên đo định kỳ độ pH và độ kiềm mỗi 3 ngày/lần và điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 – 8,2 độ kiềm 80 - 120 mg/lít. Độ trong của nước cần giữ ổn định ở mức 30 - 40cm, khi độ trong nước giảm còn khoảng 20cm cần bón vôi CaO với liều lượng 5 kg/1000m3 tạt xuống ao vào lúc 3 - 4 giờ sáng.

Nên định kỳ 7 – 10 ngày/lần bổ sung chất diệt khuẩn và men vi sinh, khoáng tạt xuống ao nhằm giúp ổn định pH, độ kiềm, giúp đáy ao luôn sạch và tôm dễ lột xác.

Trong tháng đầu chỉ cần cấp thêm 10% nước từ ao lắng, sang tháng thứ 2, 3 tăng lượng nước cấp lên khoảng 10 - 20% tùy theo lượng nước thực tế trong ao nuôi.

Thứ bảy là cách cho ăn cần phù hợp. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho ăn 4 lần vào lúc 6 giờ, 10 giờ, 16 giờ, và 20 giờ. Tháng thứ 2 trở đi kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn để xác định lượng thức ăn cần tăng hoặc giảm cho lần ăn tiếp theo. Nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, thuốc bổ gan vào thức ăn.

Thứ tám là cần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm bằng cách dùng chài định kỳ 2 lần/tháng, cân trọng lượng và đo chiều dài của tôm, xác định lượng tôm trong ao.

Theo anh, nếu thực hiện chặt chẽ và đồng bộ các biện pháp nêu trên thì sẽ đảm bảo hiệu quả nuôi tôm thành công, không chỉ trong mỗi vụ nuôi mà còn có tác động lâu dài cho các vụ nuôi tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần

Sau thời gian ế ẩm vì rớt giá thảm hại, trái hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng giá mạnh những ngày cuối vụ nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.

21/11/2015
Công bố đường dây nóng tố giác sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Công bố đường dây nóng tố giác sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Trước tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, đe dọa nghiệm trọng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm, hóa chất ngoài danh mục trong chăn nuôi đang có chiều hướng gia tăng báo động ở địa phương.

22/11/2015
Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1 nghìn tỷ đồng Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1 nghìn tỷ đồng

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 31.000 tấn, tăng gần 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, ước thu 1.000 tỷ đồng, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

22/11/2015
Được mùa thủy sản năm 2015 Được mùa thủy sản năm 2015

Vụ nuôi tôm năm 2015, mặc dù nắng nóng kéo dài, dịch bệnh xuất hiện rải rác ở đầu vụ, song nhờ thả giống đúng lịch thời vụ và tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHKT, nuôi tôm thân thiện với môi trường, nên năng suất, sản lượng tôm và các loại thủy sản nuôi ở Tuy Phước tăng khá.

22/11/2015
Hội nghị Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ Hội nghị Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Ngày 18/11/2015, tại Bạc Liêu, Bộ NN và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị “Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ”. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đồng chủ trì Hội nghị.

22/11/2015