Rầy Nâu Lây Lan Nhanh Trên Lúa Đông Xuân
Những ngày trong và sau Tết Nguyên đán, rầy nâu đã lây nhiễm nhanh trên trà lúa đông xuân huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Theo báo cáo của cộng tác viên Bảo vệ thực vật (BVTV) 12 xã, thị trấn, đến ngày mùng 5 Tết toàn huyện có 1.300ha diện tích nhiễm rầy, nhưng chỉ sau 1 tuần, diện tích lúa đông xuân bị nhiễm rầy đã tăng lên hơn 3200ha.
Đáng chú ý là diện tích bị nhiễm mật số cao, từ 750 con/m2 trở lên chiếm khoảng 2.000ha. Tập trung ở các xã: Long Thắng, Hòa Thành, Hòa Long, thị trấn Lai Vung.
Theo Trạm BVTV huyện, do gần đây lứa rầy cám nở rộ, cộng thêm rầy tích lũy từ đầu vụ và rầy di trú đã làm cho mật số rầy phát triển và lây lan nhanh.
Trạm BVTV huyện Lai Vung khuyến cáo nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3, mật số hơn 3 con/tép thì xử lý ngay bằng một trong những loại thuốc chống lột xác, không phối trộn với thuốc trừ sâu khi lúa dưới 40 ngày nhằm bảo tồn thiên địch, hạn chế tái phát rầy và bộc phát các đối tượng dịch hại khác.
Nếu trên đồng có nhiều lứa rầy gối nhau với mật số cao, nên sử dụng các loại thuốc có tác động lưu dẫn và phun xịt thật kỹ không để cháy rầy lúc sắp thu hoạch.
Trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên sẽ dễ tiếp xúc với thuốc; lượng nước phun phải đảm bảo từ 500 đến 600 lít/ha và cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng; không phun thuốc ngừa khi rầy chưa nở rộ.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhện đỏ hại sắn xuất hiện khiến người trồng sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) vô cùng lo lắng.
Ðể chủ động ứng phó tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt, tỉnh Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình nuôi tôm kết hợp việc trồng rừng hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng địa phương trong việc nuôi tôm và ổn định nghề nuôi tôm của địa phương.
Bước vào nhà anh Vũ, đập vào mắt tôi là những dãy tủ bằng gỗ có nhiều hộc nhỏ. Cứ tưởng đây là những tủ đựng thuốc nam hay thuốc bắc, hỏi ra mới biết, mỗi hộc tủ ấy là “nhà” của một con rắn hổ hèo...
Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.
Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...