Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Mô hình thực hiện tại hộ ông Huỳnh Ngọc Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú), quy mô ao nuôi 2.000m2, Nhà nước hỗ trợ 100% con giống (4.000 con với các loại cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè) và 50% tiền mua thức ăn.
Qua 4 tháng thả nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 85%, năng suất bình quân đạt 8.500 kg/ha mặt nước nuôi, cá thu hoạch đạt bình quân 0,5 kg/con.
Trừ chi phí người nuôi cá thu lãi ròng trên 49 triệu đồng/ha. Mô hình được đánh giá là rất thành công.
Tại hội thảo, lãnh đạo xã Tây Phú nhận xét đây là mô hình phù hợp để nhân rộng đối với xã miền núi Tây Phú, là địa phương hiện có trên 30 ao hồ lớn nhỏ khác nhau với diện tích trên 10 ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Chuối tiêu hồng được biết đến là giống chuối đặc sản, ngày xưa thường được dùng để cung tiến cho vua chúa. Thời gian vừa qua, giống này đã được Viện Nghiên cứu rau quả tuyển chọn, phục tráng và nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Phát huy lợi thế đất đai, nguồn nước, mấy năm trở lại đây, nông dân thôn Hoà Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã liên kết trồng cải ngọt an toàn. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ loại cây trồng này.

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.

Thời gian qua, các ngành chức năng đã bàn thảo nhiều giải pháp vực dậy ngành công nghiệp cá tra. Song hiện tại doanh nghiệp và hàng loạt hộ nuôi vẫn gặp khó, bởi giá cá dưới chi phí giá thành, thị trường xuất khẩu biến động…

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.