Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường

Mô Hình Nuôi Heo Giống Sinh Sản Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường
Ngày đăng: 26/12/2011

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên trong năm vừa qua tình hình dịch bệnh tai xanh tái phát gây thiệt hại không ít làm cho số lượng heo giống sinh sản giảm mạnh, điều này làm ảnh hưởng đến sản lượng đàn heo thịt. Sau khi dịch bệnh được khống chế, những hộ bị ảnh hưởng dịch bệnh tai xanh đều có nhu cầu tiếp tục đầu tư để tái đàn, từ đó áp lực và nhu cầu con giống rất lớn. Nếu các hộ chăn nuôi heo giống sinh sản chưa chọn lọc được nguồn con giống để sinh sản đúng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đàn heo thịt như tỷ lệ đẻ thấp, số heo con mỗi lứa ít, trọng lượng heo sơ sinh và heo cai sữa không cao.

Xuất phát từ tình hình trên, năm 2010 Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bến Tre thực hiện chương trình chăn nuôi heo giống sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi. Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tiến hành thẩm định các hộ đạt các tiêu chuẩn về chuồng trại, giống, điều kiện vật tư, nhân lực và các tiêu chuẩn kỹ thuật và chọn thí điểm thực hiện mô hình ở 15 hộ nông dân thuộc 3 xã Thành Thới A, Tân Trung và xã Phước Hiệp với quy mô 68 con heo giống sinh sản. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình đều được hỗ trợ bình quân từ 5 đến 7 con heo giống sinh sản với  mức hỗ trợ 1,2 triệu đồng/con heo giống và nguồn thức ăn hỗn hợp 422.000 đồng/con từ nguồn kinh phí Khuyến nông khuyến ngư Quốc gia tài trợ. Cùng với đó, các hộ tham gia mô hình được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi như: cách chọn giống, kỹ thuật chăn nuôi heo giống hậu bị, heo giống sinh sản trước và sau đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng heo con sau khi sinh, vệ sinh phòng trừ dịch bệnh để đảm bảo chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, ưu điểm về chăn nuôi heo giống lai sinh sản hướng nạc.

Mục tiêu của mô hình này là đưa heo giống ngoại có năng suất chất lượng, tỷ lệ nạc cao, khả năng heo giống sinh sản tốt để tái đàn. Qua một năm thực hiện mô hình, nông dân được hướng dẫn, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa vắcxin phòng dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn heo giống sinh sản và phát triển nhanh, khả năng thích nghi cao đối với điều kiện chăn nuôi hộ gia đình, tỷ lệ phối giống đậu thai cao, trung bình 1 con heo giống sinh sản ra số heo con sơ sinh bình quân 11- 12 con/ lứa, trọng lượng bình quân heo con sau cai sữa nặng gần 7kg/con,  tỷ lệ còi cọc thấp, thời gian xuất bán ngắn, giá bán cao hơn giá heo thường. Mô hình đã nhân ra tổng đàn heo thịt hướng nạc trong 2 lứa đạt trên 1.500 con heo thịt.

Bên cạnh đó được sự hướng dẫn, theo dõi của các cán bộ kỹ thuật, các hộ chăn nuôi đã áp dụng, tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra nên heo giống trong mô hình sinh trưởng, sinh sản rất tốt, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Số lợn con trung bình/nái:12 con. Heo con sinh ra đều đạt các tiêu chuẩn: khối lượng sơ sinh: 0,8-0,9kg/con, lợn con đều, tỷ lệ còi cọc thấp, thời gian xuất bán ngắn, giá bán cao hơn heo truyền thống, dịch bệnh ít xảy ra.

Tổng kết mô hình chăn nuôi heo giống sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường năm 2010-2011 theo đánh giá về hiệu quả trên 1 con heo giống sinh sản qua 2 lứa nuôi nhà chăn nuôi thu được trên 8 triệu đồng/con; đàn heo thịt hướng nạc phát triển tốt, ngoại hình đẹp, dài đòn, lớn nhanh khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra một số hộ còn tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi bằng việc xây hầm chứa biogas dùng làm chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày và sử dụng phục vụ trong trồng trọt giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Mô hình được đánh giá thành công đã góp phần tuyển chọn ra con giống sinh sản lai tạo đàn heo thịt hướng nạc có hiệu quả trong chăn nuôi và góp phần tạo ra hướng chăn nuôi an toàn, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đồng thời việc đầu tư mô hình còn giúp các hộ nông dân gây con giống tốt phát triển đàn heo, có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra mô hình cũng khẳng định là phù hợp với khả năng đầu tư của người dân và thích hợp với điều kiện chăn nuôi ở địa phương, tạo tiền đề để huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh đàn heo hướng nạc chất lượng cao trong thời gian tới


Có thể bạn quan tâm

"5 Tác Động" Cho Ca Cao Lâm Đồng

Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.

03/12/2013
Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

03/12/2013
Làm Gì Để Nhân Rộng Những Làm Gì Để Nhân Rộng Những "Cánh Đồng Vàng"?

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.

25/12/2013
Hỗ Trợ Đầu Ra Cho Sản Phẩm Sạch Hỗ Trợ Đầu Ra Cho Sản Phẩm Sạch

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

03/12/2013
Hướng Dẫn Nhà Nông Làm VAC Theo Công Nghệ Hiện Đại Hướng Dẫn Nhà Nông Làm VAC Theo Công Nghệ Hiện Đại

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

25/12/2013