Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni)
Trên cơ sở nghiên cứu thành công đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá linh ống (Cirrhinus jiulleni)”, do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang phối hợp với Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ năm 2010, hiện nay, Trung tâm đang tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất tại An Giang” đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.
Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Khi biết tin Trung tâm Giống Thủy sản An Giang có chương trình tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi cá linh ống trong ao đất, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, ông Nguyễn Văn Quốc đăng ký xin được thực hiện mô hình.
Dù chỉ là mô hình thử nghiệm với diện tích ao là 1.000 m2, Ông đã mạnh dạn thả nuôi 150.000 con giống cá linh với mật độ 150 con/m2. Sau 3,5 tháng nuôi, Ông thu hoạch lần 1 đạt năng suất là 9 tấn/ha và tỷ lệ sống là 96%.
Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 160 con/kg. Sau 2,5 tháng sang ao, Ông tiến hành thu hoạch lần 2, đạt năng suất là 6,25 tấn/ha và tỷ lệ sống là 97%. Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 70 - 80 con/kg với giá bán 26.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, ông thu được lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Lợi nhuận thu được từ cá linh ống tuy không hấp dẫn bằng một số đối tượng khác như cá tra, cá lóc… nhưng đây là đối tượng mới rất có triển vọng và nhu cầu tiêu thụ nội địa khá cao. Do đó, khi quy trình thử nghiệm thành công, sẽ mang cho người dân nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro.
Theo ông Quốc cho biết: “Nuôi cá linh ống không khó, không phải mất nhiều công sức để chăm sóc cá, cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với kích cở thay đổi theo tăng trọng của cá, trong suốt quá trình nuôi cá không hề có biểu hiện bệnh và tỷ lệ hao hụt rất thấp”. Ông còn vui vẻ nói: “Tôi sẽ tiếp tục nuôi cá linh ống khi Trung tâm sản xuất con giống vào vụ sinh sản sắp tới”.
Dự kiến vào tháng 5/2011, Trung tâm Giống Thủy ản An Giang sẽ tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất” cho kỹ thuật viên và ngư dân trong địa bàn tỉnh để nuôi đối tượng này đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 78 cơ sở sản xuất tôm sú giống, tập trung ở huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh. Trong 06 tháng đầu năm 2015, các cơ sở sản xuất được 600 triệu con giống, đạt 42,8% công suất thiết kế, đáp ứng khoảng 41,6% nhu cầu giống thả nuôi trong toàn tỉnh.
Chủ động đối phó với bão số 1, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đều có công điện yêu cầu triển khai phương án phòng tránh thiên tai.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), hiện bà con đã thu hoạch được hơn 120ha tôm nuôi vụ I/2015, năng suất chỉ đạt 0,6 tạ/ha đối với tôm sú và 18 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.
Không chỉ có cây trồng mới cần đến công trình thủy lợi, mà đối với nuôi trồng thủy sản, thủy lợi cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, lâu nay vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi chỉ ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản thì vẫn bị bỏ ngỏ..
Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá tra nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ương cá tra giống đang lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Trước tình hình trên, hầu hết nông dân nuôi cá tra thương phẩm và ương cá tra thịt mong muốn giá cá ổn định ở mức có lợi nhuận hợp lý, để nông dân yên tâm sản xuất.