Mô Hình Nuôi Gà Đồi An Toàn Sinh Học Ở Yên Định Cho Hiệu Quả Cao
Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.
Tại xã Định Tường, mô hình chăn nuôi gà đồi sinh sản an toàn sinh học được triển khai tới 20 hộ dân với 1.000 con giống. Tham gia mô hình, các hộ dân được cung cấp 100% con giống gà ri lai, thức ăn và thuốc thú y. Sau khoảng 4 - 5 tháng, trọng lượng gà mái từ 1,2 đến 1,8 kg; gà trống từ 1,7 đến 2,5 kg.
Ở xã Định Liên, mô hình gà thịt được nuôi thí điểm tại gia đình ông Trịnh Đình Long với 2.500 con giống. Theo tính toán, sau 4 tháng nuôi, chi phí hết khoảng 70.000 – 80.000 đồng/con, với giá gà bán đại trà hiện nay là 80.000 đồng/kg, trung bình mỗi con gà thu lãi 40.000-50.000 đồng. Như vậy, nếu tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, cứ nuôi 200 con sẽ lãi ít nhất 8 triệu đồng.
Hiệu quả bước đầu từ mô hình chăn nuôi thí điểm gà ri lai ở 2 xã Định Liên và Định Tường là cơ sở ban đầu để huyện Yên Định rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Nói đến vùng đất đồi núi xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận), người ta thường nói đến các mô hình trồng cây ăn trái. Ở đó có những con người biết vượt khó để xây dựng mô hình kinh tế ổn định, cho thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang bước vào thu hoạch, năng suất khoảng 21 tấn/ha. Giá bưởi da xanh được thương lái mua tại vườn với giá 34.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng so với tháng trước. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân lời hơn 500 triệu đồng/ha.
Theo thống kê, sau kết thúc vụ thu hoạch cam năm 2013, trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 160 hộ trồng cam đạt mức doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có 20 hộ đạt doanh thu từ 3 – 5 tỷ đồng.
Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.
Vị ngon của bưởi da xanh đã chinh phục khẩu vị những người khó tính và có khả năng cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Chuẩn GlobalGAP trên bưởi da xanh phải chăng là “chiếc vé thông hành” cho hành trình vươn xa của loại trái cây này?