Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.
Địa phương đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi trồng kết hợp đa canh - đa con là huyện Phước Long. Gia đình anh Trần Quốc Việt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) có 5 ha đất áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp. Anh Việt sản xuất tổng hợp gồm 2 vụ tôm sú kết hợp với cua, cá; 1 vụ sản xuất lúa kết hợp với tôm càng xanh.
Ngoài ra, anh Việt còn nuôi cá sấu, cá bống tượng. Từ đầu năm 2014 đến nay, anh Việt thu hoạch hai đợt cá bống tượng, lãi 120 triệu đồng; thu hoạch hai đợt cá sấu lãi 320 triệu đồng. Sau khi thu hoạch xong, anh Việt cải tạo ao hồ tiếp tục thả nuôi cá bống tượng và cá sấu.
Bên cạnh đó, anh Việt cải tạo đất để áp dụng vụ lúa - tôm càng xanh. Đầu tháng 9, anh chọn các giống lúa ngắn ngày xuống giống trên diện tích 4 ha kết hợp thả 50.000 con giống tôm càng xanh. Nhờ áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” nên lúa phát triển tốt và tôm càng xanh mau lớn. Mô hình này cho anh Việt lãi hơn 500 triệu đồng.
Còn ông Trần Thanh Minh (ấp 9 C, xã Phong Thạnh Tây B) thì thành công với mô hình đa con. Với 2,5 ha đất sản xuất, ông Minh lên bờ bao nuôi tôm kết hợp với nuôi cua, cá. Bên cạnh đó, ông bơm nước mặn từ các ao trong vườn ra và giữ ngọt để nuôi cá bống tượng. Với 6 ao nuôi cá bống tượng, ông Minh lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Với mô hình đa con trên cùng diện tích mặt nước, mỗi năm, ông Minh lãi từ 200 - 300 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long đánh giá: “Toàn huyện có gần 7.000 ha áp dụng mô hình đa canh - đa con như: mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cua, cá bống tượng, cá sấu; nuôi tôm sú kết hợp với cua; sản xuất 2 vụ tôm, cua và 1 vụ lúa - tôm càng xanh; trồng rau màu trên bờ bao vuông tôm...
Từ đó cho thấy, nông dân đã phá thế độc canh con tôm và tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp nuôi nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngành chức năng huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân ở các vùng có điều kiện thuận lợi để nhân rộng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp”.
Có thể bạn quan tâm

Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.

Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.

Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ 25/8/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ vỏ thép, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

Cơ sở của Panasonic có khả năng sản xuất 3,6 tấn lương thực hàng năm với 10 loại rau quả. Trang trại trong nhà cũng là mảng kinh doanh ưa thích của nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản. Fujitsu đang trồng rau diếp tại các nhà máy ở Fukushima, trong khi Sharp trồng dâu tại Dubai.