Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.
Cá bóp được nuôi xen với lồng tôm hùm, thời gian nuôi từ 10 tháng đến 12 tháng là xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 7 đến 11 kg. So với tôm hùm, thì vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng chi phí thức ăn hàng ngày rất lớn. Với giá cá thương phẩm hiện nay, giao động từ 90 đến 100 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, con giống, công lao động và thức ăn, hộ nuôi lãi từ 20 đến 30% so với vốn đầu tư.
Tuy nhiên, cũng như 1 số loại thủy sản khác, cá bóp cũng xuất hiện một số loại bệnh và hiện nay, người dân tự mua thuốc để điều trị. Thời gian tới, ngành chức năng cần hỗ trợ kỹ thuật phòng bệnh, giúp người nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) để nghe báo cáo về Chương trình phát triển các loại cây trồng chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.

Hiện nay, nông dân nuôi cá lóc tại các xã: Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, Tân Công Sính của huyện Tam Nông đã bắt đầu thu hoạch vụ nuôi cá mùa lũ năm 2014.

Hàng chục tấn vải của người dân Thanh Hà, Hải Dương đang chín rộ nhưng nhiều hộ gia đình không buồn thu hoạch khi giá vải ngày càng giảm mạnh.

Vụ mùa 2014, toàn tỉnh đã gieo trồng được 196.219 ha cây trồng các loại, đạt 99% kế hoạch và vượt 2% so với cùng kỳ năm trước. Các loại cây trồng chủ lực như lúa nước, đậu các loại, mì trồng mới đều đạt và vượt kế hoạch.