Mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao
Nếu như trước đây, nhiều người nuôi tôm sú trong mô hình lúa - tôm kết hợp, thì nay, tôm sú dần được thay thế bằng con tôm càng xanh. Bởi, tôm càng xanh bán được giá khá cao, năng suất ổn định. Và như vậy, diện tích nuôi tôm càng xanh ngày càng tăng. Cụ thể ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), năm 2010 diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 180ha, nhưng đến nay đã tăng lên trên 750ha.
Nông dân áp dụng 3 hình thức nuôi chủ yếu là: nuôi tôm càng xanh 2 vụ/năm; nuôi 1 vụ tôm sú - 1 vụ tôm càng xanh xen lúa; và nuôi 2 vụ tôm sú - 1 vụ tôm càng xanh không trồng lúa. Trong đó, hình thức nuôi tôm càng xanh 2 vụ/năm (không canh tác lúa) cho năng suất rất cao.
Để giúp nông dân trong huyện nắm bắt những kỹ thuật cần thiết áp dụng vào mô hình sản xuất lúa - tôm, ngành chức năng huyện Hồng Dân đã mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người nuôi tôm cách chọn giống, tạo nguồn thức ăn bổ sung để tôm phát triển nhanh… Trong đó, việc tạo nguồn thức ăn thêm cho tôm nuôi trên ruộng lúa từ khoai mì, khoai lang, cá tạp được nhiều hộ dân áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà con ở vùng chuyển đổi vẫn lo lắng về chất lượng con giống trên thị trường. Nhiều người cho rằng, cần có điểm phân phối tôm giống đạt chất lượng cho vùng chuyển đổi nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.
Theo ông Trần Minh Lý, Phó phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân: “Để giúp người dân vùng chuyển đổi lúa - tôm của huyện yên tâm phát triển sản xuất, trước mỗi vụ nuôi, Phòng NN&PTNT huyện đều cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp giúp người dân xử lý, cải tạo môi trường; đồng thời cử cán bộ đến các trại sản xuất tôm giống để lấy mẫu xét nghiệm. Và từ kết quả xét nghiệm, đơn vị sẽ cung cấp địa chỉ sản xuất tôm giống đạt chất lượng để bà con đến mua giống về thả nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều chuyên gia nhận định, TPP tạo ra nhiều lợi thế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống bằng 0%. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó như thế nào?
Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.
Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.
Một cơ sở sản xuất phôi nấm công suất lớn, đầu tư quy mô, bài bản, mỗi tháng cung cấp hàng trăm ngàn phôi nấm tai mèo cho nông dân. Đó là cơ sở nấm của hai ông chủ rất trẻ đặt tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Không chỉ với nấm tai mèo, cơ sở còn đang chinh phục thêm nấm linh chi Đà Lạt với mục tiêu đưa linh chi Đà Lạt vào sản xuất rộng rãi.
Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, vụ Đông xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh xuống giống được 22.145 ha mì tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.