Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao
Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.
Đầu tháng 6/2012, nhận thấy nước sông đã giảm bớt độ mặn, anh Sơn lựa con nước lớn lấy nước vào ao dự trữ, với diện tích 1.250 m2 mặt nước anh thả nuôi 60 kg cá rô phi giống loại từ 200 - 300 con/kg, kinh phí đầu tư 3,6 triệu đồng. Anh tiếp tục mua thêm 1 triệu đồng lưới bao xung quanh ao để ngăn chặn các loài gặm nhấm làm hại cá và để không thất thoát.
Cá rô phi là loài ăn tạp, mau lớn, sống thích nghi nhiều môi trường nước khác nhau kể cả nước ngọt hay lợ mặn. Do trong đáy đầm còn thức ăn dư của tôm từ những vụ nuôi trước nên anh Sơn không phải tốn chi phí đầu tư thức ăn cho cá. Nhờ chăm sóc tốt, đầm cá của anh phát triển rất nhanh chóng, sau 4 tháng thả nuôi đã cho thu hoạch.
Anh Sơn cho biết, do những ngày giữa đầu tháng 10 có mưa to cộng với triều cường quá lớn, một số đoạn đê quanh đầm cá bị ngập, gia đình anh không kịp gia cố đã gây thất thoát khoảng 50% lượng cá trong đầm. Tuy nhiên anh vẫn thu hoạch được khoảng 1 tấn cá thịt thương phẩm bán với giá 20.000 đồng/kg (loại từ 6 - 7 con/kg), trừ đi chi phí con giống và vật tư trang thiết bị, lời 14,4 triệu đồng. Anh Sơn tâm sự: "Rút kinh nghiệm lần này tôi sẽ gia cố lại đầm và tiếp tục thả nuôi lứa cá mới hy vọng sẽ mang lại kinh tế khá hơn!".
Có thể bạn quan tâm
Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định
Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.
Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…
Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.
Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.