Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Kiểm Soát Theo Chuỗi: Tiền Đề Xây Dựng Cơ Sở Rau An Toàn

Mô Hình Kiểm Soát Theo Chuỗi: Tiền Đề Xây Dựng Cơ Sở Rau An Toàn
Ngày đăng: 31/10/2013

Theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (QLCLNLTS), việc triển khai mô hình thực phẩm rau an toàn theo chuỗi là tiền đề để xây dựng cơ sở rau an toàn.

Kiểm soát theo chuỗi

Khánh Hòa có gần 2.500ha đất chuyên trồng rau, sản lượng hàng năm lên đến 22.000 tấn. Những năm qua, tuy có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, toàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được vùng rau an toàn đúng nghĩa. Khó khăn lớn nhất là kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung vào phát triển số lượng, chưa quan tâm đúng mức áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành chế biến tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Bên cạnh đó, việc giám sát vẫn còn nhiều bất cập, công tác tuyên truyền chưa sâu, sản phẩm chưa đảm bảo an toàn; mặt khác nguy cơ ô nhiễm môi trường do dùng nhiều hóa chất, phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng… Việc sử dụng hóa chất thiếu khoa học, không đúng quy trình đang làm khó cho việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong bối cảnh nhu cầu về rau an toàn phục vụ du lịch và đời sống người dân rất lớn, sản lượng rau trong tỉnh không đủ đáp ứng nên phải thu mua từ các tỉnh lân cận. Việc xây dựng vùng rau an toàn đúng nghĩa và từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng rau đang đòi hỏi phải xây dựng mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi, tiến tới mục tiêu toàn bộ rau được trồng theo quy trình sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải được dán tem chứng nhận rau sạch, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ…

Cùng vào cuộc

Theo ông Việt, mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi được Cục QLCLNLTS hỗ trợ đang triển khai tại vùng trồng rau xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa) với gần 13ha. Hàng năm, sẽ cung cấp khoảng 200 tấn rau an toàn được dán tem đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại địa phương. Đây sẽ là điểm trình diễn để nhân rộng cho các vùng sản xuất rau tập trung đã quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chi cục QLCLNLTS phối hợp với thị xã Ninh Hòa, xã Ninh Đông và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mô hình, kiểm soát, giám sát các khâu từ sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ. 47 hộ tham gia sản xuất cam kết thực hiện đúng quy trình, quy định về sản xuất rau an toàn giám sát theo chuỗi và tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia, cơ quan chức năng. 2 cơ sở thu mua rau tại xã Ninh Đông tự nguyện đăng ký, nâng cấp nhà xưởng, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tuân thủ các quy định về sơ chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ rau an toàn. Hệ thống siêu thị: Metro, Maximark cam kết tiêu thụ rau an toàn đã dán tem theo thỏa thuận, phù hợp với nhu cầu thị trường. Ban quản lý các chợ hỗ trợ nông dân xây dựng quầy giới thiệu, bày bán, tiêu thụ rau an toàn tại chợ. Các hội, đoàn thể: Nông dân, Phụ nữ, Hiệp hội người tiêu dùng vận động hội viên tham gia… Ông Lê Quang Hải - Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết, đến nay, việc xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại xã Ninh Đông mới được triển khai, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người trồng rau còn hạn chế. Xã đã vận động nông dân chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng rau; tuy nhiên, với lý do không quen trồng rau, thiếu lao động nên nhiều hộ vẫn chưa mặn mà. Trước tình hình đó, xã đã thành lập tổ liên kết trồng rau gồm 10 hộ, sản xuất thí điểm trên 7ha để nhân rộng mô hình. Hiện nay, vùng sản xuất đang triển khai theo kế hoạch.

Ông Việt cho rằng, thành công của mô hình cần có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương và cả người trồng rau, người tiêu thụ. Ban đầu, người trồng rau chưa quen với cách sản xuất rau an toàn, nhưng sẽ dần dần đi vào nề nếp, một khi vấn đề tiêu thụ suôn sẻ. Mô hình này kỳ vọng sẽ là tiền đề để xây dựng vùng trồng rau an toàn tập trung theo chuỗi, từng bước được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quy định. Mô hình rau an toàn theo chuỗi được một số địa phương làm rất thành công như: các tỉnh phía Bắc, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh…

Hy vọng, mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi sẽ triển khai có hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mới trong nghề trồng rau tại Khánh Hòa.

Tổng kinh phí thực hiện mô hình khoảng 585 triệu đồng. Trong đó, kinh phí Trung ương 240 triệu đồng, triển khai trong 2 năm 2013, 2014. Mục tiêu đến năm 2014, sẽ xây dựng thành công mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn trên địa bàn tỉnh, chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến sản phẩm rau an toàn theo VietGAP, HACCP…Các nội dung chính gồm: ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi; trao đổi, học tập kinh nghiệm một số địa phương; hỗ trợ tác nhân tham gia chuỗi; xây dựng mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi…Theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (QLCLNLTS), việc triển khai mô hình thực phẩm rau an toàn theo chuỗi là tiền đề để xây dựng cơ sở rau an toàn.

Kiểm soát theo chuỗi

Khánh Hòa có gần 2.500ha đất chuyên trồng rau, sản lượng hàng năm lên đến 22.000 tấn. Những năm qua, tuy có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, toàn tỉnh vẫn chưa xây dựng được vùng rau an toàn đúng nghĩa. Khó khăn lớn nhất là kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung vào phát triển số lượng, chưa quan tâm đúng mức áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành chế biến tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). Bên cạnh đó, việc giám sát vẫn còn nhiều bất cập, công tác tuyên truyền chưa sâu, sản phẩm chưa đảm bảo an toàn; mặt khác nguy cơ ô nhiễm môi trường do dùng nhiều hóa chất, phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng… Việc sử dụng hóa chất thiếu khoa học, không đúng quy trình đang làm khó cho việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong bối cảnh nhu cầu về rau an toàn phục vụ du lịch và đời sống người dân rất lớn, sản lượng rau trong tỉnh không đủ đáp ứng nên phải thu mua từ các tỉnh lân cận. Việc xây dựng vùng rau an toàn đúng nghĩa và từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng rau đang đòi hỏi phải xây dựng mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi, tiến tới mục tiêu toàn bộ rau được trồng theo quy trình sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải được dán tem chứng nhận rau sạch, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ…

Cùng vào cuộc

Theo ông Việt, mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi được Cục QLCLNLTS hỗ trợ đang triển khai tại vùng trồng rau xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa) với gần 13ha. Hàng năm, sẽ cung cấp khoảng 200 tấn rau an toàn được dán tem đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại địa phương. Đây sẽ là điểm trình diễn để nhân rộng cho các vùng sản xuất rau tập trung đã quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chi cục QLCLNLTS phối hợp với thị xã Ninh Hòa, xã Ninh Đông và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mô hình, kiểm soát, giám sát các khâu từ sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ. 47 hộ tham gia sản xuất cam kết thực hiện đúng quy trình, quy định về sản xuất rau an toàn giám sát theo chuỗi và tuân thủ hướng dẫn của các chuyên gia, cơ quan chức năng. 2 cơ sở thu mua rau tại xã Ninh Đông tự nguyện đăng ký, nâng cấp nhà xưởng, ký kết hợp đồng tiêu thụ, tuân thủ các quy định về sơ chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ rau an toàn. Hệ thống siêu thị: Metro, Maximark cam kết tiêu thụ rau an toàn đã dán tem theo thỏa thuận, phù hợp với nhu cầu thị trường. Ban quản lý các chợ hỗ trợ nông dân xây dựng quầy giới thiệu, bày bán, tiêu thụ rau an toàn tại chợ. Các hội, đoàn thể: Nông dân, Phụ nữ, Hiệp hội người tiêu dùng vận động hội viên tham gia… Ông Lê Quang Hải - Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết, đến nay, việc xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại xã Ninh Đông mới được triển khai, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của người trồng rau còn hạn chế. Xã đã vận động nông dân chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng rau; tuy nhiên, với lý do không quen trồng rau, thiếu lao động nên nhiều hộ vẫn chưa mặn mà. Trước tình hình đó, xã đã thành lập tổ liên kết trồng rau gồm 10 hộ, sản xuất thí điểm trên 7ha để nhân rộng mô hình. Hiện nay, vùng sản xuất đang triển khai theo kế hoạch.

Ông Việt cho rằng, thành công của mô hình cần có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương và cả người trồng rau, người tiêu thụ. Ban đầu, người trồng rau chưa quen với cách sản xuất rau an toàn, nhưng sẽ dần dần đi vào nề nếp, một khi vấn đề tiêu thụ suôn sẻ. Mô hình này kỳ vọng sẽ là tiền đề để xây dựng vùng trồng rau an toàn tập trung theo chuỗi, từng bước được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quy định. Mô hình rau an toàn theo chuỗi được một số địa phương làm rất thành công như: các tỉnh phía Bắc, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh…

Hy vọng, mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi sẽ triển khai có hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mới trong nghề trồng rau tại Khánh Hòa.

Tổng kinh phí thực hiện mô hình khoảng 585 triệu đồng. Trong đó, kinh phí Trung ương 240 triệu đồng, triển khai trong 2 năm 2013, 2014. Mục tiêu đến năm 2014, sẽ xây dựng thành công mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn trên địa bàn tỉnh, chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến sản phẩm rau an toàn theo VietGAP, HACCP…Các nội dung chính gồm: ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi; trao đổi, học tập kinh nghiệm một số địa phương; hỗ trợ tác nhân tham gia chuỗi; xây dựng mô hình kiểm soát rau an toàn theo chuỗi…


Có thể bạn quan tâm

Săn lươn đồng xa Săn lươn đồng xa

Dù mức lũ thấp, nhưng dân nghèo vẫn bám víu nghề đặt lọp lươn giống để mưu sinh.

04/10/2015
Cá chết dày, ngư dân trắng tay Cá chết dày, ngư dân trắng tay

Người nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) những ngày này như “đứt ruột”, khi hàng chục tấn cá bị chết dày đặc trên sông Chà Và, thiệt hại tiền tỷ.

04/10/2015
Sôi động chợ cá Giao Hải Nam Định Sôi động chợ cá Giao Hải Nam Định

Trừ những ngày biển động, chợ cá Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) đều đặn họp 2 phiên/ngày. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về

04/10/2015
Ông Minh tôm thẻ Ông Minh tôm thẻ

Ông Trần Văn Minh (SN 1963 ở thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhanh như thổi nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và phòng chống bệnh tốt.

04/10/2015
Kiểm soát chặt quảng cáo thức ăn chăn nuôi Kiểm soát chặt quảng cáo thức ăn chăn nuôi

Nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi phải phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (nếu có) và phải có các nội dung như xuất xứ nguyên liệu trong chế biến; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

04/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.